THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY

http://thuviencantho.vn


Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm / Phan Xuân Dũng. - H. : Khoa học và Kỹ thuật, 2018. - 247tr. : Minh hoạ; 24cm

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm / Phan Xuân Dũng. - H. : Khoa học và Kỹ thuật, 2018. - 247tr. : Minh hoạ; 24cm
Khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chưa từng có, tạo nên một cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ mới, thúc đẩy xã hội loài người bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng được đặc trưng bởi sự hợp nhất, sự hội tụ ở đỉnh cao của nhiều lĩnh vực công nghệ. Để không bị đẩy ra khỏi tiến trình phát triển chung của nhân loại tiến bộ, các nước đều phải tiến hành đổi mới và hội nhập để khai thác tốt nhất và hạn chế tối đa khó khăn do CMCN lần thứ tư đưa tới.
Quyển sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” do Phan Xuân Dũng biên soạn, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2018 sẽ giúp cho bạn đọc, những ai quan tâm đến khoa học và công nghệ nắm được nhiều thông tin bổ ích về cuộc CMCN này.
Sách dày 247 trang với bố cục 4 phần.
Phần 1 giới thiệu 3 cuộc CMCN lớn trong tiến trình phát triển của thế giới. Từ CMCN lần thứ nhất - cuộc cách mạng sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại đến CMCN lần thứ hai gắn liền với quá trình điện khí hóa sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà; CMCN lần thứ 3 với công nghiệp chế tạo ngày càng được số hoá, là thời điểm mà vô vàn các ứng dụng công nghệ đang nở rộ.
Phần 2 cung cấp những nội dung chính về cuộc CMCN lần thứ tư: Bối cảnh, xu hướng và bản chất; Dự báo một số tác động; Phương thức sản xuất, chế tạo;… CMCN lần thứ tư dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh, công nghệ cao để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất, là sự kết hợp của hệ thống thực và ảo, là sự hội tụ tạo nên sức mạnh, tạo cơ sở cho các công nghệ khác, ngành nghề khác phát triển.
Phần 3 giới thiệu chính sách của một số nước với cuộc CMCN lần thứ tư như: “Chiến lược Quốc gia về sản xuất tiên tiến” (Đức, Mỹ), “Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp” (Pháp), “Chương trình Tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lại” (Hàn Quốc),… và một số ứng dụng của thế giới trong cuộc CMCN này: Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật,…
Phần 4 trình bày một số tiếp cận và ứng dụng công nghệ của Việt Nam trong cuộc CMCN lần thứ tư, quan điểm và tư tưởng trong thời kỳ CMCN này và đề xuất những giải pháp về khoa học và công nghệ cho đất nước. Phát triển nội lực Việt Nam dựa trên nền tảng trí tuệ Việt Nam, coi sự đổi mới là linh hồn của tiến bộ khoa học và công nghệ nói riêng và của cả dân tộc nói chung, là động lực cơ bản để xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quyển sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” sẽ là nguồn động lực thúc đẩy tư tưởng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và hội nhập mạnh mẽ trong giới trẻ hiện nay để đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới.
Trân trọng kính mời quý vị và các bạn tìm đọc quyển sách tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với các mã số:
* Phòng Đọc:
338.09597/C102M
- DL.16890
* Phòng Mượn:
- 338.09597/C102M
- MA.19073, MA.19074
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây