THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY

http://thuviencantho.vn


Hồ Chí Minh với văn hoá thông tin / Hồ Chí Minh. - H. : Thời đại, 2010. - 491tr.; 21cm

Hồ Chí Minh với văn hoá thông tin / Hồ Chí Minh. - H. : Thời đại, 2010. - 491tr.; 21cm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa thông tin chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, được kết tinh và chắt lọc những giá trị cả văn hóa phương Đông, phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế.
Quyển sách “Hồ Chí Minh với văn hóa thông tin” do Nxb. Thời Đại ấn hành năm 2010 sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa thông tin qua một số bài viết, bài nói của Bác.
Sách có độ dày 491 trang giới thiệu 91 đoạn trích, tác phẩm, bài nói, bài phát biểu và thư của Bác về ngành văn hóa thông tin, trong các kỳ Đại hội, Hội nghị, nói chuyện chuyên đề được tuyển chọn từ bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” như: “Tuyên ngôn độc lập”, “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969”, “Lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp” (trích), “Báo chí”, “Bản án chế độ thực dân Pháp” (trích), “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “Thư gửi các học sinh”, “Nhân tài và kiến quốc”, “Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ”, “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, “Thư gửi Hội nghị thông tin tuyên truyền và báo chí toàn quốc”, “Thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai”, “Bài nói tại Hội nghị đại biểu những người tích cực trong phong trào văn hóa quần chúng”, “Thư gửi Hội nghị cán bộ văn hóa”,…
Qua đó, Bác chủ trương xây dựng một nền văn hoá là luôn hướng con người tới chân, thiện, mỹ, tới hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, tới tình hữu ái giữa người với người, thể hiện thiết tha mong muốn cho nền văn hóa mới của nước nhà sẽ lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở. Văn hóa phải làm cho mọi người có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Đối với xã hội, văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả nam và nữ, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng những hạnh phúc mà mình đáng được hưởng... Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc. Người chỉ rõ những mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng lớn cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Nó mãi là ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa đất nước.
Quyển sách “Hồ Chí Minh với văn hóa thông tin” đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với mã số:
* Phòng Đọc:
- 306.402/H450CH
- DV.41303
* Phòng Mượn: 
- 306.402/H450CH
- MA.10447
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây