THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY

http://thuviencantho.vn


Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ / Đinh Trọng Thu chủ biên, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thị Huyền Thu, Nguyễn Xuân Hoà. - H. : Khoa học xã hội, 2018. - 259tr.; 21cm

Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ / Đinh Trọng Thu chủ biên, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Thị Huyền Thu, Nguyễn Xuân Hoà. - H. : Khoa học xã hội, 2018. - 259tr.; 21cm
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, từ hàng ngàn năm trước đây, tại các vùng nông thôn Việt Nam, nhiều ngành, nghề thủ công đã ra đời. Sự phát triển của các ngành, nghề thủ công đã làm xuất hiện một hình thức sản xuất có vai trò rất quan trọng ở những vùng nông thôn. Đó là làng nghề.
Quyển sách “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ” do Nxb. Khoa học xã hội ấn hành năm 2018 là công trình nghiên cứu về sự phát triển của làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh thuộc Nam Bộ, để từ đó kiến nghị những giải pháp bảo tồn và phát huy hơn nữa vai trò của các làng nghề. Sách có độ dày 259 trang và được bố cục thành 07 phần.
Hai phần đầu quyển sách trình bày khái niệm, vai trò, đặc điểm phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới, nội dung phát triển làng nghề và chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phần 3 giới thiệu kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số nước trong khu vực (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan) và kinh nghiệm phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh của Việt Nam (Thái Bình, Nam Định, Hà Nội).
Hai phần tiếp theo trình bày lịch sử phát triển làng nghề và quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ. Bên cạnh đó là các vấn đề về thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề như: phát triển kinh tế làng nghề, phát triển văn hóa - xã hội làng nghề, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm, môi trường làng nghề.
Phần 6 là các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề bao gồm: chính sách phát triển làng nghề, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch, cơ sở hạ tầng, các yếu tố đầu vào và đầu ra, thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa, các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề.
Phần cuối quyển sách đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ trên các khía cạnh như: quy hoạch; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề và đất đai; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chính sách đầu tư, tín dụng và thuế; xúc tiến thương mại.
Quyển sách “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ” hiện đang phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với mã số:
* Phòng Đọc:
- 680.095977 / B108T
- DV.055758
* Phòng Mượn:
- 680.095977 / B108T
- MD.009098, MD.009099
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây