Ngay từ cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, đã có những tấm gương danh nhân, anh kiệt ở cận kề vùng đất Tân Thới như: Bùi Hữu Nghĩa (làng Long Tuyền), Phan Văn Trị (làng Nhơn Ái),...Rồi cuộc khởi nghĩa của Đinh Sâm nổ ra tại Phong Điền, chỉ cách Cầu Nhiếm 3km đã tác động mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần yêu nước của bao người dân Tân Thới.
Đến khi tổ chức Đặc uỷ An Nam Cộng sản Đảng thành lập tại Bình Thuỷ với sự xuất hiện lãnh tụ Châu Văn Liêm - người con ưu tú của huyện Ô Môn, thì vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được khẳng định. Người dân Tân Thới nghe theo lời Đảng: Tham gia biểu tình, đấu tranh đối đầu với thực dân Pháp bằng các khẩu hiệu chống địa chủ bóc lột, chống sưu cao thế nặng, chống áp bức bạo tàn,...
Sách được chia làm 5 phần:
- Phần 1: Tân Thới, đất nước, con người, kinh tế và văn hoá xã hội
- Phần 2: Tân Thới - Từ phong trào yêu nước đến cách mạng tháng 8 năm 1945
- Phần 3: Tân Thới trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
- Phần 4: Tân Thới gian khổ - kiên cường kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)
- Phần 5: Tinh thần yêu nước ý chí bất khuất của nhân dân Tân Thới
Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân xã Tân Thới huyện Ô Môn - Cần Thơ khẳng định truyền thống hào hùng; ghi nhận những cống hiến, thành tích và sự hy sinh gian khổ của các thế hệ đi trước, giúp cho con cháu hiểu biết và tự hào về quê hương Tân Thới, tự hào về lớp cha anh của mình
Sách được thư viện quận Ô Môn lưu giữ với ký hiệu số: OMV.014614
Thư viện quận Ô Môn giới thiệu đến quý bạn đọc! |
|