Dân tộc Việt Nam đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với một kho tàng văn học dân gian phong phú và đa dạng. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, văn học dân gian Việt Nam mang màu sắc đa dân tộc, văn học dân gian của từng dân tộc có tầm quan trọng và ý nghĩa như nhau đối với mỗi dân tộc.
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của văn học dân gian đối với sự xây dựng và phát triển của nền văn học Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc năm 2020 đã giới thiệu quyển sách “Lịch sử văn học dân gian Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Kính và Bùi Thiên Thai.
Sách dày 679 trang gồm bốn phần:
Phần thứ nhất: Nhìn lại việc nghiên cứu lịch sử văn học dân gian của Trung Quốc, Nga và Việt Nam.
Phần thứ hai: Văn học dân gian trong thời kì hình thành nền tảng văn hóa Việt Nam và thời kì Tiền Đại Việt, Champa, Phù Nam gồm: bối cảnh lịch sử, văn hóa; văn học của cư dân Đông Sơn, người Tiền Đại Việt và người Chăm.
Phần thứ ba: Văn học dân gian trong thời kì văn hóa truyền thống trong quốc gia Đại Việt gồm: lịch sử, văn hóa; văn học dân gian dưới góc nhìn các thể loại, mối quan hệ với văn học viết và văn học dân tộc thiểu số.
Phần thứ tư: Văn học dân gian trong thời kì chuyển tiếp từ văn hóa truyền thống sang hiện đại gồm: lịch sử, văn hóa và văn học dân gian của hai giai đọan là Pháp thuộc và kháng chiến.
Sách được Thư viện thành phố Cần Thơ phục vụ với mã số:
Ký hiệu phân loại: 398.209597 / L302S
PHÒNG MƯỢN: MB.007820
PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP: DV.058710