Đừng tranh cãi, hãy tranh luận! / Tuệ Minh biên soạn. - H. : Dân trí, 2022. - 118tr. : Hình vẽ; 23cm. - (Thói quen tốt của những đứa trẻ chăm ngoan)

Thứ tư - 22/02/2023 04:08 1.159 0
Đừng tranh cãi, hãy tranh luận! / Tuệ Minh biên soạn. - H. : Dân trí, 2022. - 118tr. : Hình vẽ; 23cm. - (Thói quen tốt của những đứa trẻ chăm ngoan)
Thói quen tốt không phải tự nhiên mà có. Thói quen tốt là do sự nỗ lực học hỏi, kiên trì rèn luyện mà thành. Thói quen tốt sẽ giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống. Khi chúng ta nhận thức được những thói quen không tốt của bản thân thì cũng là lúc chúng ta bắt đầu hình thành cho mình những thói quen tốt…

Trong cuộc sống, bên cạnh các kỹ năng cần thiết như tự lập, giao tiếp - ứng xử, tự tin, kiên cường, dũng cảm…  thì kỹ năng tranh luận lành mạnh cũng rất quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ trong quá trình lớn lên, kỹ năng này cần được lưu ý rèn luyện. Bởi trong giao tiếp không phải lúc nào, trẻ cũng tương tác đạt được hiệu quả. Có những khi, giữa trẻ với bạn bè, với anh chị em trong gia đình hay thậm chí là với cha mẹ cũng xảy ra những bất đồng quan điểm. Khi đó, nếu không được rèn luyện kỹ năng tranh luận, trẻ rất dễ rơi vào một cuộc tranh cãi gay gắt và sau đó mất hòa khí, tình cảm sứt mẻ, thậm chí còn có thể “đánh nhau toác đầu chảy máu”.

Với những câu chuyện nhỏ trong “Đừng tranh cãi, hãy tranh luận!” do Tuệ Minh biên soạn sẽ giúp các bạn nhỏ dần hiểu được tranh luận sẽ tốt hơn tranh cãi, làm thế nào tránh cải vã không cần thiết hay thế nào là tranh luận lành mạnh… một cách sinh động, dễ hình dung nhất. Thông qua những câu chuyện như Thế giới mà mỗi người nhìn thấy là khác nhau; Ai quan trọng hơn; Cuộc tranh cãi của ô tô, xe máy và xe đạp; Thầy bói xem voi; Khéo léo hóa giải mối bất hòa; Hươu con biết nhận lỗi; Ý nghĩa bảy sắc cầu vồng; Câu chuyện bó đũa; Một cuộc tranh luận; Hãy để người khác được lên tiếng; Thay vì tranh cải hãy cùng trao đổi… không chỉ đọc để giải trí đơn thuần, cuối mỗi câu chuyện sách còn có “Đôi lời nhắn nhủ” và phần “Nhật ký đọc sách của tôi” để bạn nhỏ tự suy ngẫm, liên hệ với bản thân mình; viết ra những ưu điểm, khuyết điểm của mình; viết ra những điều mình học được, ghi nhớ được từ câu chuyện đó. 

Trong quá trình đọc, cha mẹ cũng nên gợi mở cho trẻ hiểu đâu là việc nên làm, đâu là thói quen xấu cần sửa đổi. Đây chính là quá trình tự rèn luyện của trẻ, rất thiết thực mà không giáo điều khuôn khổ.
Mời quý phụ huynh hãy và các em tìm đọc quyển sách “Đừng tranh cãi, hãy tranh luận!” tại Thư viện thành phố Cần Thơ với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 649 / Đ556TR;
▪ PHÒNG ĐỌC SÁCH THIẾU NHI: ND.012173; ND.012174

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây