Gia Định thành thông chí : Địa chí vùng Nam Bộ đầu thế kỷ XIX / Trịnh Hoài Đức; Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2019. - 740tr. : Bảng; 26cm

Thứ sáu - 03/01/2020 03:28 1.868 0
Gia Định thành thông chí : Địa chí vùng Nam Bộ đầu thế kỷ XIX / Trịnh Hoài Đức; Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2019. - 740tr. : Bảng; 26cm

Ở những thập niên cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, cùng với việc hoàn thành công cuộc thống nhất quốc gia, việc biên soạn sách địa chí về địa phương được đẩy mạnh, với sự đầu tư rất lớn của triều đình nhà Nguyễn. Trong đó “Gia Định thành thông chí” là tập tài liệu địa chí nổi tiếng nhất vùng đất Nam Bộ xưa, do Trịnh Hoài Đức viết vào đầu thế kỷ XIX.
Quyển sách “Gia Định thành thông chí” do Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2019 được Phạm Hoàng Quân dịch, chú và khảo chứng là phiên bản ấn hành gần đây nhất.
Sách có độ dày 740 trang, ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ 19. Sách gồm 06 phần, mỗi phần là một Chí.
Phần 1 “Tinh dã chí” (Khu vực các ngôi sao) viết về vị trí đất Gia Định so với các vì sao theo thiên văn cổ cũng như phân tích khí hậu vùng đất này.
Phần 2 “Sơn xuyên chí” (Chép về núi sông) phân biệt theo từng trấn của đất Gia Định mà mô tả các núi sông. Lúc này Gia Định chia làm 5 trấn: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên.
Phần 3 “Cương vực chí” (Chép về bờ cõi) gồm 02 phần. Phần đầu ghi chép lịch sử khai phá vùng đất Gia Định của các chúa Nguyễn, dẫn nhiều từ "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, có những tài liệu độc đáo về các cuộc gặp giữa các chúa Nguyễn và các vua Cao Miên. Phần sau nói về cương vực đất Gia Định và các trấn với danh sách các phủ, huyện, tổng, xã, thôn, lân.
Phần 4 “Phong tục chí” (Chép về phong tục, tập quán) nói về các tập tục, cách ăn mặc, nhà cửa, tín ngưỡng, lễ tết, hội hè trong toàn cõi Gia Định, và những phong tục đặc sắc của mỗi trấn.
Phần 5 “Sản vật chí” (Chép về sản vật) nói về nông sản, tình hình ruộng đất của cả trấn, của một số huyện, tổng; Các giống lúa và các giống hoa màu; Các sản vật quan trọng của các địa phương, từ lâm sản, thổ sản đến thủy sản.
Phần 6 “Thành trì chí” (Chép về thành quách) giới thiệu về vị trí, giới hạn, quy mô các thành, trấn và huyện lỵ, đồn, lũy, đền, chùa, cầu, chợ, phố xá.
Gia Định thành thông chí” là một tài liệu có giá trị cao về lịch sử, địa lý và văn hóa của miền Nam nước ta, được xem là một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc nhất thời nhà Nguyễn, được người đương thời đánh giá cao. Cho đến nay quyển sách này vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Nam Bộ.
Sách đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với mã số:
* Phòng Đọc:
959.77 / GI-100Đ
- DL.017740

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây