THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY
bài GTS tuần 4 tháng 10
Thứ năm - 24/10/2024 03:49380
Trạng Nguyên là danh hiệu thuộc học vị Tiến Sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa Đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam Khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng Nguyên nói riêng và đỗ Tiến Sĩ nói chung phải vượt qua ba kỳ thi : thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Trở lại với chuyên mục Mỗi tuần một quyển sách tháng 10, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả cùng các em quyển sách “Các Trạng Việt Nam”của tác giả An Nam tuyển chọn. Trạng Nguyên là danh hiệu thuộc học vị Tiến Sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa Đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam Khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng Nguyên nói riêng và đỗ Tiến Sĩ nói chung phải vượt qua ba kỳ thi : thi Hương, thi Hội, thi Đình. Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, lúc đó vua nhà Lý chưa đặt ra định chế Tam khôi nên người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng Nguyên. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình đời thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247) mới đặt ra định chế Tam Khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa ) thì mới có danh hiệu Trạng Nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng Nguyên nữa (danh hiệu cao nhất dưới thời nhà Nguyễn là Đình Nguyên). Do đó Trạng Nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn 1736 thời Lê – Trịnh. Hôm nay trong chuyên mục ‘Mỗi tuần một quyển sách” chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả một số Trạng Nguyên đã được ghi danh vào bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lê Văn Thịnh sinh 1050 người làng Đông Cứu tỉnh Bắc Ninh. Ông là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan dần đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên cho Đại Việt. Nguyễn Hiền (1234 – 1256) là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường nay thuộc tình Nam Định. Ông thi đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi. trở thành Trạng Nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông. Cùng năm đó có Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ bảng nhãn và Đặng La Ma 14 tuổi đỗ Thám Hoa. Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) vào đởi vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi đỗ Trạng Nguyên. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng ông nhiều lần đươc cử sang Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn được biết đến như là tổ tiên trực hệ của các đời oàng đế nhà Mạc, được Mạc Thái Tổ truy tôn miếu hiệu là Viễn Tổ thụy là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế. Còn rất nhiều vị Trạng Nguyên tài ba mà quyển sách sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc xem, và các muốn biết ai là vị Trạng Nguyên cuối cùng của chế độ khoa cử nước ta thời phong kiến hay không, xin mời quý thính giả cùng tìm hiểu nhé. Sách hiện có tại phòng thiếu nhi – Tổ Thư viện với số đăng ký cá biệt TV 17966. Xin chào và hẹn gặp lại!