Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Nguyễn Thế Kỷ. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2020. - 506tr.; 24cm

Chủ nhật - 12/06/2022 23:53 1.517 0
Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Nguyễn Thế Kỷ. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2020. - 506tr.; 24cm
Gần một thế kỷ qua, từ khi báo Thanh niên, tờ báo cách mạng đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo ra đời vào ngày 21/6/1925, đến nay báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước trưởng thành vượt bậc cả về đội ngũ, loại hình, số lượng, phạm vi ảnh hưởng và chất lượng, nội dung, hình thức.

Nhằm giúp các cơ quan báo chí, nhà báo, nhà nghiên cứu và bạn đọc có được góc nhìn rộng, đầy đủ và sâu sắc về bức tranh toàn cảnh của báo chí cách mạng Việt Nam, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới, năm 2020, Nxb. Thông tin và Truyền thông đã xuất bản quyển sách “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS. Nhà văn, Nhà báo Nguyễn Thế Kỷ.

Với độ dày 506 trang, quyển sách gồm 2 nội dung hấp dẫn và bổ ích:

Phần 1: “Hồ Chí Minh, Người sáng lập, Người thầy của nền Báo chí cách mạng Việt Nam”, là một số bài viết của tác giả về Bác Hồ như: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về báo chí, văn hóa; Người làm báo, viết báo; Người căn dặn, mong muốn xây dựng nền báo chí nước nhà vững mạnh, cán bộ báo chí là những chiến sĩ gương mẫu trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; giới báo chí Việt Nam học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Phần 2: “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tác giả phác họa bức tranh toàn cảnh nền báo chí, truyền thông nước nhà, nhất là việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chiến lược, chính sách, cơ chế phát triển báo chí; một số vấn đề quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí; báo chí trong kỷ nguyên số, đa loại hình, đa nền tảng; báo chí Việt Nam với nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, thông tin đối ngoại, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; những cuộc trả lời phỏng vấn thú vị về chuyện nghề, chuyện đời.

Cũng ở phần này, tác giả nêu những góc nhìn, những lý giải về báo chí - văn hóa. Đó là những ghi chép, nghĩ suy về con người, vùng đất, sự kiện, vấn đề mà tác giả trải nghiệm dưới góc nhìn báo chí - văn hóa học. Đó là tấm gương sáng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, người khởi xướng “Những việc cần làm ngay” của báo chí nước ta “đêm trước” Đổi mới; nhà cách mạng, nhà báo xuất sắc Phan Đăng Lưu; là những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời làm báo, viết văn, viết kịch của tác giả.

Với thực tiễn hoạt động hơn 40 năm qua, đã giúp tác giả cuốn sách có tầm nhìn, góc nhìn rộng, sâu, biện chứng để phân tích, bình luận thấu đáo, chân tình, khách quan trong quyển sách “Báo chí, truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. 

Trân trọng giới thiệu quyển sách đến quý bạn đọc.
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 070.109597 / B108CH
▪ PHÒNG ĐỌC: DL.018865
▪ PHÒNG MƯỢN: MH.011583; MH.011584

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây