Khúc bi tráng một thời : Ký sự nhân vật / Hoàng Nguyên Vũ. - H. : Thanh niên, 2006. - 319tr.; 21cm. - (Tủ sách Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi)

Thứ tư - 15/07/2020 18:42 2.716 0
Khúc bi tráng một thời : Ký sự nhân vật / Hoàng Nguyên Vũ. - H. : Thanh niên, 2006. - 319tr.; 21cm. - (Tủ sách Tiếp lửa truyền thống - Mãi mãi tuổi hai mươi)
“…
Trái tim con là của con người
Viết lịch sử mình trên mặt đất
Bằng từng nét máu thắm tươi”.

                     (Trích bài thơ “Thưa mẹ, trái tim” của liệt sĩ Trần Quang Long)

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, đã có biết bao máu xương của chiến sĩ, đồng bào đã đổ xuống nơi chiến trường. Đó là những hy sinh vô giá vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc thiêng liêng. Bác Hồ cũng từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.  Nhằm tri ân sâu sắc sự hy sinh to lớn của những người con ưu tú đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sau tập sách “Có tuổi hai mươi thành sóng nước”, tác giả Hoàn Nguyên Vũ đã tiếp tục viết quyển sách “Khúc bi tráng một thời” dưới dạng ký sự nhân vật kể về một thời hào hùng, bi tráng của đất nước. 

Sách dày 319 trang với 2 phần chuyển tải 29 bài viết là những câu chuyện về cuộc sống và chiến đấu hy sinh của các chiến sĩ thanh niên xung phong... trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

Phần 1 có tiêu đề “Quá khứ và đối thoại” gồm các bài viết: Thời hoa lửa trong mưa; Người dũng sĩ bên cầu sắt Thạch Hãn; Bi tráng một đời tài hoa; Nỗi niềm người thân của những phi công cảm tử ở chiến dịch Mậu Thân 1968; Vợ anh hùng Nguyễn Viết Xuân kể về hạnh phúc gác lại trong chiến tranh; Cựu quân y Trường Sơn; Sóng trên đảo nhỏ; Người thầy mê vẽ Bác Hồ; Dũng sĩ nhỏ năm xưa; Người chính trị viên hy sinh vì một viên đạn thẳng; Ở lại rừng Sác nói chuyện với những người đã khuất; Em hãy lấy Gienny làm lẽ sống; Thưa mẹ, trái tim…; Cái còn thì vẫn còn nguyên; Ngụ ngôn một thế hệ… 

Phần 2 với tiêu đề “Chiến trường và thời con gái” gồm các bài viết: Gặp hố bom nhớ chuyện người con gái; Truông Bồn và người thứ 12; Đối thoại sông Mã; Vùng ven một thời con gái, Áo xanh ngày xưa nay áo nâu, Đi tìm sự thật gia đình chị tư Hậu, Nàng có 3 người anh đi bộ đội; Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế: những chuyện chưa kể; 40 năm viết thư cho người đã khuất; Trên chuyến xe cuộc đời.

Là một nhà báo trẻ “nặng lòng” với mảng đề tài truyền thống này, những bài viết của Hoàng Nguyên Vũ luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc người đi trước, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với thế hệ cha anh. Bởi theo tác giả: “Những người chết là vô hình nhưng không vắng mặt”, họ là những con người “Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng chính họ làm ra Đất Nước”. 

Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Khúc bi tráng một thời : Ký sự nhân vật” để thêm hiểu về quá khứ, hiểu về những cuộc đời đã làm nên giá trị của lòng yêu nước, hiểu về sự hy sinh, mất mát và cả niềm tin yêu cuộc sống, để nhận thấy rõ hơn trách nhiệm mỗi ngày mình đang sống hôm nay. 

Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số: 
Ký hiệu phân loại: 895.922803 / KH506B
PHÒNG ĐỌC: DV.036271
PHÒNG MƯỢN: MV.013534

Tổng số điểm của bài viết là: 41 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 4.6 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây