Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam / Ngô Đức Thịnh. - H. : Văn hoá dân tộc, 2022. - 683tr.; 24cm

Thứ hai - 15/08/2022 23:38 2.721 0
Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam / Ngô Đức Thịnh. - H. : Văn hoá dân tộc, 2022. - 683tr.; 24cm
Cũng như bất cứ một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào, các hiện tượng văn hóa cũng chịu sự tác động của hai nhân tố cơ bản đó là không gian và thời gian. Nhân tố không gian được biểu hiện thành phạm trù thống nhất và đa dạng của văn hóa, còn nhân tố thời gian được biểu hiện thành phạm trù truyền thống và biến đổi văn hóa. Không gian văn hóa được hiểu cụ thể là một không gian địa lý xác định, mà ở đó hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một hệ thống. Văn hóa vùng cũng là một dạng thức của không gian văn hóa, mà ở đó, do quá trình giao lưu văn hóa lâu dài giữa các tộc người, đã tạo nên các sắc diện văn hóa chung.

Quyển sách “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam” được viết bởi  Ngô Đức Thịnh, Nxb. Văn hoá dân tộc xuất bản năm 2022 là tài liệu bước đầu đi sâu nghiên cứu một số vùng văn hóa tiêu biểu cho gương mặt văn hóa Việt Nam. 
 
Sách dày 683 trang, gồm 2 phần:
Phần thứ nhất, nêu lên những nét lớn của khuynh hướng nghiên cứu không gian văn hóa, trong đó văn hóa vùng là trung tâm. Chương 1 tập trung trình bày các trường phái và lý thuyết lớn trên thế giới nghiên cứu vùng văn hóa. Chương 2 trình bày việc nghiên cứu này ở Việt Nam, từ các quan niệm dân gian tới các ý niệm của các tri thức dân tộc về sắc thái văn hóa địa phương và cuối cùng là việc nghiên cứu của các nhà khoa học về văn hóa vùng.

Phần thứ hai, đưa ra phác thảo về phân vùng văn hóa Việt Nam với 7 vùng văn hóa lớn (trong đó bao chứa nhiều tiểu vùng văn hóa ở cấp độ nhỏ hơn). Đó là: Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ; Tiểu vùng văn hóa Xứ Lạng; Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ; Tiểu vùng văn hóa xứ Thanh; Tiểu vùng văn hóa  Xứ Nghệ; Tiểu vùng văn hóa Xứ Huế; Tiểu vùng văn hóa Xứ Quảng; Tiểu vùng văn hóa cực Nam Trung Bộ; Vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên; Vùng văn hóa Nam Bộ. 

Phần thứ ba, đề cập đến một số hiện tượng văn hóa riêng lẻ (như nhà cửa, trang phục, ăn uống, thuyền bè, sử thi, văn hóa biển...) mà chứa đựng những yếu tố khác biệt về vùng, xem đó như là sự bổ sung, cụ thể hóa tính vùng, tính địa phương trong văn hóa Việt Nam.

Quyển sách “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam” với các nội dung bước đầu khai phá và thể nghiệm sẽ gợi mở những vấn đề lý thú, hấp dẫn để các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá về văn hóa Việt Nam, góp phần vào việc nhận thức, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa địa phương trong sự phát triển xã hội hiện nay. 

Trân trọng giới thiệu quyển sách đến quý bạn đọc. 
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 306.09597 / V115H;
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.061269


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây