Bữa tiệc triết học - Triết học ứng dụng cho mọi lứa tuổi - Tốt và xấu / Brigitte Labbé, Michel Puech; Minh hoạ: Jacques Azam; Phạm Nhàn dịch. - H. : Nxb. Hà Nội, 2021. - 46tr. : Tranh màu; 18cm.

Thứ năm - 10/02/2022 22:15 1.353 0
Bữa tiệc triết học - Triết học ứng dụng cho mọi lứa tuổi - Tốt và xấu / Brigitte Labbé, Michel Puech; Minh hoạ: Jacques Azam; Phạm Nhàn dịch. - H. : Nxb. Hà Nội, 2021. - 46tr. : Tranh màu; 18cm.
Các em thân mến! Hãy thử tưởng tượng chúng ta có một ngày vô hình. Chúng ta sẽ làm gì nhỉ? Có thể chúng ta sẽ làm những việc mà chúng ta không làm lúc hiện hình. Và đôi khi, những việc làm đó không được tốt cho lắm, thậm chí nó còn là những việc xấu nữa.

Điều đó có nghĩa là, thường thường, thứ ngăn cản chúng ta làm việc xấu chính là những người khác. Bởi họ nhìn thấy chúng ta. Và họ có thể nói những chuyện xấu đó ra, tố cáo chúng ta, trừng phạt chúng ta, phán xét chúng ta, cấm đoán chúng ta… Có phải điều đó có nghĩa là, khi chúng ta không làm việc xấu, đó chỉ vì những người khác nhìn thấy chúng ta không? 
Rốt cuộc thì liệu chúng ta có thể bất cần tốt và xấu không?

Để trả lời cho câu hỏi này, các em hãy tìm đọc quyển sách "Bữa tiệc triết học - Triết học ứng dụng cho mọi lứa tuổi - Tốt và xấu". Sách được viết bởi nhà văn Brigitte Labbé - người tâm huyết với việc sáng tác những cuốn sách giúp độc giả tư duy về những vấn đề, những câu hỏi mà trẻ em thường thắc mắc, và Michel Puech - giảng viên triết học Đại học Sorbonne. Đây là quyển sách nhỏ đề cập đến khái niệm tốt và xấu theo hướng triết học thiết thực, khơi gợi nhiều ý tưởng thảo luận về các vấn đề gần gũi trong cuộc sống, cũng như giúp các bạn trẻ hình thành tư duy tích cực, xây dựng thói quen tốt, phát triển kỹ năng sống.

Các tác giả sẽ dẫn dắt bạn đọc cùng thảo luận về các nội dung như: Cái gì là tốt? Cái gì là xấu? Mình nên làm việc đó, hay mình không nên làm việc đó? Trách nhiệm là gì? …

Như khi thảo luận về nội dung Chúng ta cần sống trong một thế giới như thế nào?  Sách đã gợi ý rằng bạn hãy viết ra câu “Tôi muốn sống trong một thế giới…” và hãy điền vào dấu ba chấm điều chúng ta muốn, một thế giới như thế như thế nào. Đây là một cách để tìm ra điều gì là tốt và điều gì là xấu, để biết cần phải làm gì. Nhưng nó chỉ khả quan nếu ở chỗ dấu ba chấm chúng ta điền vào điều gì đó đúng đắn, chân thành, những điều chúng ta nghĩ là đúng, những điều chúng ta cảm nhận thấy. Nó chỉ khả quan khi chúng ta chân thật với chính mình. Vì thế hãy tự rèn khả năng tư duy và nhận thức những điều tốt và xấu xung quanh ta. Đừng chờ người khác nói cho chúng ta biết cái gì tốt, cái gì xấu. Nếu vậy não bộ của chúng ta xem như ngừng hoạt động. Điều đó giống như thể chúng ta ngừng làm một con người vậy.

Ví dụ như tình huống, một nhóm bạn cùng nhau chơi trò đâm thủng lốp xe của mọi người. Khi bị tóm thì các thành viên trong nhóm nói rằng: “Đó không phải là lỗi của chúng cháu, chính nhóm trưởng là người đã sai chúng cháu làm việc này”. Điều này cũng cho thấy nhóm bạn này không có suy nghĩ khi làm một việc gì đó, dẫn đến hậu quả đáng tiếc khi làm theo ý tưởng phá phách tai hại kia. Điều này thật ra đã có thể không xảy ra, nếu nhóm bạn biết tự tư duy đúng sai việc mình nên và không nên làm thì sẽ không bị tóm và trừng phạt. Đó chính là kỹ năng sống cần thiết, các bạn nhỏ sẽ nhận ra khi đọc các nội dung khác nữa trong quyển sách. 

Với kiến thức cuộc sống được diễn đạt dễ hiểu, cùng phần minh họa hài hước của Jacques Azam - tác giả của nhiều truyện tranh và dựng hình minh họa phim của Đài truyền hình France, cuốn sách rất hữu ích và thú vị dành cho bạn đọc nhỏ.  

Các bạn hãy tìm đọc sách tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số: 
▪ Ký hiệu phân loại: 121 / B551T
▪ PHÒNG THIẾU NHI : ND.010780; ND.010781

 
 Tags: Triết học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây