THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY
Bài GTS tuần 1 tháng 7
Thứ ba - 02/07/2024 03:301130
Ở sở thú, có những loài vật “ôm được” và những loài vật “không thể ôm được”. Nhím có thể xếp vào nhóm thứ hai bởi lớp lông nhọn hoắt được chúng dựng lên mỗi khi đánh hơi nguy hiểm.
*** Ở sở thú, có những loài vật “ôm được” và những loài vật “không thể ôm được”. Nhím có thể xếp vào nhóm thứ hai bởi lớp lông nhọn hoắt được chúng dựng lên mỗi khi đánh hơi nguy hiểm. Thanh thiếu niên cũng như vậy. Chúng gai góc (hoặc tỏ ra gai góc). Chúng có xu hướng xa lánh gia đình và người thân. Chúng cũng dựng lên một hàng rào vô hình ngăn cản ta tiếp cận, giống như bộ lông nhọn hoắt của những chú nhím vậy. Trong chương trình mỗi tuần một quyển sách tuần đầu của tháng 7 này, Tổ Thư viện chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả quyển sách “Làm thế nào để ôm một chú nhím” của tác giả Brad Wilcox – Phó giáo sư trường đại học Brigham Young; Nguyễn Ngọc Ưu dịch - do nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản năm 2023. Sách gồm 2 phần: “Cải thiện việc giao tiếp” và “Vượt qua nghịch cảnh” bao gồm 12 chương. Nội dung quyển sách đưa ra cho chúng ta 12 phương pháp, bí quyết để kết nối giữa cha mẹ với trẻ vị thành niên và 3 quy tắc để ôm một chú nhím. - Đừng đeo bao tay, để cho chú nhím đánh hơi bạn. - Từ tốn chậm rãi, để chú nhím thoải mái. Nếu chú nhím cuộn mình lại và xù lông, hay giữ bình tĩnh và kiên nhẫn. - Bế chú nhím lên bằng cách đặt cả hai tay vào dưới bụng chú ta – phần cơ thể được bao phủ bởi lớp lông mao thay vì những chiếc gai nhọn. hãy để chú ta tìm hiểu bạn và trở nên thoải mái hơn với bạn. Xin mời quý thính giả cùng tìm hiểu nội dung quyển sách để từ đó có thể giúp bạn hiểu được rằng có những điểm tương đồng giữa việc ôm một chú nhím và việc kết nối với thanh thiếu niên. Không chú nhím nào giống chú nhím nào cũng như ko có thanh thiếu niên nào giống thanh thiếu niên nào. Mỗi cá nhân có những điểm khác biệt khiến nó trở thành duy nhất, nhưng việc nổ lực thực hiện các nguyên tắc chung để giao tiếp với chúng, giúp chúng vượt qua nghịch cảnh và dạy chúng xây dựng lòng tự trọng lành mạnh sẽ giúp cha mẹ kết nối được với con cái. - Cha mẹ hãy thấu hiểu con hơn, hãy dành thời gian để thật sự lắng nghe những điều con nói vả những cảm nhận của con. Đừng ngắt lời khi con đang nói. Hãy trò chuyện thẳng thắn và cụ thể. - Khi con phạm sai lầm hãy khiển trách con kín đáo, hãy thận trọng để không tiết lộ những bí mật của con với những người trong gia đình hoặc người ngoài. - Hảy dành nhiều thời gian hơn để gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau thực hiện nhiều hoạt động gia đình như đi dã ngoại, đi du lịch, hãy cho con thấy sự quan tâm của cha mẹ đối với việc con đi đâu và làm gì. - Đừng quát mắng con, trong con cũng có một “người lớn” hiểu lí lẻ, con cần được nói chuyện cởi mở, thoải mái và có khiếu hài hước. Những nổ lực kết nối với thanh thiếu niên của chúng ta phải kiên định và có ý thức. Thành công hay thất bại của chúng ta sẽ dẩn đến các hệ quả suốt đời đối với tất cả những ai có liên quan. Chúng ta phải tìm ra biện pháp để vượt qua những thanh niên gai góc nhất. Việc ôm một chú nhím là một thách thức độc đáo và việc xây dựng các mối quan hệ tích cực với thanh niên là việc làm vô cùng thiết yếu sẽ làm phong phú cũng như biến đổi cuộc sống của chúng ta mãi mãi. Quyển sách “Làm thế nào để ôm một chú nhím” với số đăng ký TV.018174 hiện có tại phòng thiếu nhi – Thư viện – Trung tâm VHTT & TT quận Ninh Kiều. Xin mời quý thính giả và các em học sinh đến và tìm đọc.