“Ngay khi cầm trên tay cuốn sách này, điều đầu tiên bật ra trong đầu tôi đó là Phan Đăng đã rất may mắn vì có cơ hội trò chuyện với những người như vậy. Có nhiều người trong số 39 người nảy, tôi biết và chơi thân, và cũng có nhiều người tôi ngưỡng mộ về tri thức, về nhân cách. Nhưng các bạn trẻ càng may mắn hơn khi mà chỉ với một cuốn sách không quá dày, các bạn đã tiếp cận được lượng kiến thức có lẽ phải dành hành thập kỉ trong cuộc đời cũng khó lòng đọc đủ, hiểu đủ.
Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này đó là nó đi đến tận cùng của vấn đề, những câu trả lời đầy tính thời cuộc, đầy hiện sinh dành cho những câu hỏi cũng hết sức sắc bén. Nó khai phóng, giải mã những lực chọn dưới nhiều lăng kính khác nhau.”
Hoàng Nam Tiến
Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Telecom
Làm gì để giàu có? Làm gì để thành đạt? Phải làm gì để ứng biến khôn ngoan trước các mối quan hệ xã hội? Làm sao để có khả năng đóng góp những điều tốt đẹp cho cộng đồng?
Nếu bạn nghĩ rằng đấy là những câu hỏi tất yếu của bất cứ người trẻ nào ở giai đoạn chập chững bước chân vào đời, thì quyển sách 39 cuộc đối thoại cho người trẻ của tác giả Phan Đăng sẽ giúp bạn có những câu trả lời rất thực tế. Sách do nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2022 với 459 trang sẽ giải đáp những câu hỏi như:
Người trẻ cần hiểu gì về những thăng - trầm dân tộc?
Cần biết gì về thời đại mình đang sống?
Cần thấy gì từ những được - mất của những con người đã đi qua tuổi trẻ?
...
Quyển sách thông qua 39 cuộc đối thoại, 39 câu chuyện, 39 tâm sự, 39 khắc khoải, 39 thông điệp muốn sẻ chia. Đó là những chắc lọc từ 39 trí thức ở những lĩnh vực khác nhau, thuộc những thế hệ khác nhau như: GS.TS. Đỗ Quang Hưng - nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo Việt Nam đối thoại về bài học nhập thế của trí thức Phật giáo; TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối thoại về việc phải khơi gợi những giá trị đứt gãy, xây dựng đội ngũ tinh hoa thực chất; TS Sử học Bùi Trân Phượng đối thoại về “nhân tài tài năng” và “nhân tài thi cử”; Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt đối thoại về đồng thuận xã hội là nền tảng để phát triển; TS KH, nhà báo Vũ Công Lập đối thoại về con người và smartphone: ai sở hữu ai?; Dịch giả Phan Hồng Giang nói về lời dặn “không được ngộ nhận” của Hoài Thanh; ông Lí Xương Căn, hậu duệ 800 năm của nhà Lí tại Hàn Quốc nói về nguồn gốc tổ tiên mình… Có thể thấy, mỗi người chia sẻ các vấn đề khác nhau, nhưng tất cả đều chân thành, da diết và đầy sức nặng.
Như đối thoại của tác giả với Boston Nguyễn Anh Tuấn - Giám dốc Diễn đàn toàn cầu, cũng là ngừi sáng lập và Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamnet. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng phẩm chất cần thiết mà một trí thức Việt Nam cần có để đi ra thế giới đó là: Một là phải xác định chuẩn mực giá trị, tâm thế thật rõ ràng; hai là phải có năng lực tiếp cận, học hỏi giới tinh hoa; ba là phải trân trọng những giá trị dân tộc; bốn là còn phải có những ý tưởng đặc sắc, sáng tạo để có những sáng kiến mới mẻ, đột phá trên con đường vươn mình ra thế giới.
Tác giả viết: "Soi mình vào những chia sẻ ấy, người trẻ có thể hiểu hơn về lẽ đời, lẽ người và biết đâu sẽ có thêm chút hành trang để bước vào một đời sống với muôn nẻo thách thức, cam go, thuận lợi, dễ dàng, đau thương, hạnh phúc đang chờ đón người trẻ phía trước."
Các bạn hãy tìm đọc quyển sách tại Thư viện thành phố Cần Thơ với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 305.235 / B100M
▪ PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP: DV.061943