Hỏi - đáp quyền phụ nữ, quyền trẻ em theo công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam / Đỗ Xuân Lân biên soạn. - H. : Văn hoá dân tộc, 2020. - 115tr.; 20cm

Thứ tư - 30/09/2020 21:52 1.786 0
Hỏi - đáp quyền phụ nữ, quyền trẻ em theo công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam / Đỗ Xuân Lân biên soạn. - H. : Văn hoá dân tộc, 2020. - 115tr.; 20cm
Quyền con người là vốn có cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại. Do vậy, quyền con người là quyền phổ quát và không thể tách rời của cá nhân con người. Không thể tước đoạt nội dung các quyền này khỏi con người. Chỉ có thể hạn chế việc thực thi một số quyền con người trong những tình huống nhất định. Quyền con người sinh ra từ bản chất duy nhất của con người, nghĩa là chúng được đặt dưới sự bảo vệ pháp lý hiệu quả ở cấp quốc gia và quốc tế.
Quyển sách “Hỏi - đáp quyền phụ nữ, quyền trẻ em theo công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” do Đỗ Xuân Lân biên soạn, Nxb. Văn hoá dân tộc ấn hành năm 2020 sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về vấn đề này.
Với 115 trang, nội dung sách gồm 2 phần tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền phụ nữ, quyền trẻ em, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, các quyền cụ thể trong điều ước quốc tế cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền phụ nữ, quyền trẻ em.  
Thông qua các câu hỏi - đáp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn các nội dung như: 
Công ước CEDAW (Điều ước quốc tế về quyền phụ nữ đã được 186 nước phê chuẩn) với ghi nhận và quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của phụ nữ. Đó là các quyền bình đẳng với nam giới như: Quyền bình đẳng với nam giới trong bầu cử, ứng cử, tham gia trong bộ máy nhà nước, tham gia công việc của các tổ chức quốc tế; Quyền nhập, giữ nguyên hay thay đổi quốc tịch của mình; Quyền bình đẳng trước pháp luật; Quyền bình đẳng trong giáo dục; quyền được hưởng các cơ hội làm việc và những phúc lợi xã hội, thù lao trên cơ sở lao động; Quyền được bảo vệ trước mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ; Quyền bình đẳng trong hưởng thụ các phúc lợi gia đình và tham gia các hình thức tín dụng; Quyền bình đẳng trong tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và các mặt của đời sống văn hóa; Quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm nhất quán về bảo vệ quyền của phụ nữ xuyên suốt, trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001), 2013. Trong đó, Hiến pháp năm 2013, khẳng định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội về bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26). 
Đối với trẻ em, Hiến pháp 2013 khẳng định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. (khoản 1 Điều 37).
Để tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về quyền của phụ nữ và trẻ em, các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Hỏi - đáp quyền phụ nữ, quyền trẻ em theo công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam” tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số: 
- Ký hiệu phân loại: 342.59708 / H428Đ
- PHÒNG ĐỌC: DV.057807
- PHÒNG MƯỢN: MA.022222; MA.022223

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây