Với 32 tản văn đầy cảm xúc của nhà văn Tống Phước Bảo, quyển sách “Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình” đêm đến cho người đọc những nỗi niềm hoài niệm cố hương quê nhà, của những con người từ khắp mọi miền đất nước đã đến phố thị Sài Gòn để mưu sinh, lập thân, lập nghiệp.
Những hoài niệm sống động trên từng trang viết, đặc biệt là trong từng cái tựa đề mở ra những cánh cửa ký ức: Nghiêng mình nhớ quê, Thương món canh quê thèm mùi châu thồ, Nghe mưa nhớ vị xưa, Còn chút hồn quê gữa thị thành, Sài Gòn một vòng ấm lòng giữa đêm, Tìm Tết Bắc giũa Sài Gòn, Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình, Còn thương bếp ngoại ngày mưa, Liêu xiêu hủ tiêu Sài Gòn, Gánh xôi nhỏ “nghen bây”, Vọng Tết, Người buồn ngóng phố, Bữa chiều hôm thèm cơm má nấu, Mưa dầm nỗi thèm quê,, Mưa đoàn viên bão giông, lòng ngườu vẫn rộng và mênh mông, Hồn xuân trong chiếc áo dài Tết, Những Giáng sinh lung linh màu ký ức, Hãy đề màu xanh ấy nảy mầm những yêu thương…
Đọc “Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình”, bạn đọc còn được tác giả dẫn dắt trải nghiệm ẩm thực đường phố ba miền Nam- Trung- Bắc với phong cách đặc trưng không lẫn vào đâu được. Bạn đọc còn được cùng tác giả “du ký” Sài Gòn và không khỏi xúc động khi đọc một số bài viết về Sài Gòn trong dịch bệnh Covid - 19, nhưng vẫn kiên cường vượt qua và người Sài Gòn trong bi thương vẫn sáng tình người, cũng như nghĩa cử tương thân tương ái của đồng bào cả nước với Sài Gòn.
Bên cạnh đó, sách còn cho bạn đọc thấy cái cảm của người Sài Gòn với các vùng miền đất khác như Hà Nội trong "Tìm quán Tiến Bộ, hỏi ngõ Tạm Thương", Đà Nẵng trong "Hẹn những mùa thàn mát nở hoa", Đà Lạt trong "Lên xứ thông reo, nghe hoa xuân hát", Miền Tây Nam bộ trong "Châu thổ chín sông mùa đồng tràn nước", An Giang trong "Về xứ mắm mùa lễ hội Vía Bà"…
Như tác giả đã viết: “Giữa những biến chuyển của thời gian, không gian, cả những mưu cầu đời người ai rồi cũng đến lúc nhìn lại hành trình sống của mình. Khi ấy tự khắc sẽ biết vọng cố hương, biết thương xứ mình..." thì quyển sách này giúp cho độc giả có những phút giây sống chậm và nhận ra những giá trị sống đích thực nhất.
Các bạn hãy tìm đọc quyển “Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình” tại Thư viện thành phố Cần Thơ với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 895.9228408 / B308V
▪ PHÒNG MƯỢN: MV.024189; MV.024188