Phan Kế Bính (1875 – 1921) hiệu là Bưu Văn, ông là một nhà báo, nhà khảo cứu và dịch giả nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tên tuổi ông gắn liền với các tờ báo Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Nhiều tác phẩm của ông được đăng trên tạp chí Đông Dương tạp chí, tiêu biểu là Việt Nam phong tục.
Nhà xuất bản Kim Đồng đã tái bản quyển “Việt Nam phong tục” vào năm 2020, đây là một nghiên cứu khá kĩ lưỡng, một bức tranh toàn diện về phong tục, tập quán, của người Việt, từ phong tục trong gia đình, làng xã đến phong tục quốc gia, xã hội, được viết với văn phong hiện đại dù vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết biến ngẫu, đăng đối trong văn học cổ.
Với độ dày 378 trang, sách được chia làm 3 thiên chính:
Thiên thứ nhất nói về phong tục trong gia tộc như: Cha mẹ với con; Anh chị em; Phụng sự tổ tông; Tang ma; Kị nhật; Tứ thời tiết lạp; Giá thú; Vợ chồng; Cầu tự; Nuôi nghĩa tử…
Ở thiên thứ hai nói về phong tục hương đảng như: Sự thần; Việc tế tự; Nhập tịch; Lễ kỳ an; Chùa chiền; Ngôi thứ; Viên chức; Lệ khao vọng; Bầu cử lí dịch; Lễ khánh điếu; Hôi chư bà; Tuần dinh; Đạt phu…
Trong thiên thứ ba nói về phong tục xã hội như: Vua tôi; Thầy tro; Gia tô giáo; Khoa cử; tướng thuật; Các việc kiêng cử; Thanh âm ngôn ngữ; Cách ẩm thực; Cư sở; Nhuộm răng; Hát ả đào; Cuộc tiêu khiển….
Ở mỗi chương, mục được tác giả trình bày và diễn giải khúc chiết, ngắn gọn, rõ ràng với quan điểm khá tân tiến so với người cùng thời. “Việt Nam phong tục” để lại những giá trị to lớn, đóng góp đáng kể vào quá trình tự chủ về tri thức, dẫn đến tự chủ về văn hóa, chính trị của nước ta từ đó đến nay. Giúp bạn học hiểu thêm về phong tục xưa của dân tộc Việt Nam, tiếp thu cái hay bày trừ cái dỡ, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Sách hiện đang phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ
Ký hiệu phân loại: 390.09597 / V308N
PHÒNG MƯỢN: Còn trong kho: MA.027109; MA.027110
PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP: DL.021031