Là một tác phẩm được tái bản nhiều lần của tác giả Mai Văn Bộ, “Con đường vạn của Hồ Chí Minh” viết về quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1911-1945.
Tác phẩm giúp người đọc hiểu biết hơn về một giai đoạn đã được các nhà sử học trong nước, cũng như trên thế giới đều thừa nhận rằng: Từ đầu thế kỷ 20, nhất là sau Thế chiến thứ nhất, sự phát triển của lịch sử Việt Nam không thể tách rời cuộc đời hoạt động yêu nước và cách mạng của Hồ Chí Minh. Ít khi người ta được thấy, giữa lịch sử và một con người sự gắn bó bền bỉ và tác động qua lại khắng khít như thế!
Với nhiều ảnh tư liệu kèm theo, tác phẩm giới thiệu hành trình 30 năm bôn ba của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, con một sĩ phu yêu nước thức thời là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, từ chối đi về phương Đông và đã lên một chiếc tàu viễn dương Pháp để đi sang phương Tây.
Bước ngoặc lịch sử ấy diễn ra ngày 05/6/1911.
Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Pháp, đến châu Phi, đến Mỹ và nhận ra “Ở đâu cũng chỉ thấy có hai loại người, loại người áp bức bức bóc lột và loại người bị áp bức bóc lột”. “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dước chân thần Tự do thì người da đen bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao gờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao gời người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?
Nguyễn Tất Thành đã ý thức được những vấn đề lớn của thời đại mình đang sống và từ đó về sau đã tham gia nhiều hoạt động: Thành lập Hội người Việt Nam yêu nước, thảo ra bản Yêu sách tám điểm gửi Hội nghị Versailles ký tên Nguyễn Ái Quốc; in truyền đơn gửi về Việt Nam; xuất bản báo Người cùng khổ mục đích nhấn mạnh là “giải phóng con người”; nghiên cứu Dự thảo Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tìm ra con đường cứu nước - con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội - và chiến lược cứu nước.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Tháng 6/1923 sang Liên Xô mong muốn gặp Lênin, nhưng tiếc thay Lênin qua đời. Nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn xem mình là người học trò trung thành của Lênin về chiến lược gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tích cực chuẩn bị cho việc lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam với các hoạt động: Thành lập Việt nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội, xuất bản báo thanh niên, tổ chức huấn luyện cán bộ, tham gia tổ chức Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, xuất bản được tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh, dày công nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Năm 1928, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Thái Lan củng cố phong trào cách mạng. Từ ngày 03 đến ngày 07/02/1930, tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập một chính Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra thời kỳ mới phát triển mới của lịch sử Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1931 đến năm 1940, Nguyễn Ái Quốc có lúc bị cảnh sát Anh bắt giữ tại Hương Cảng (1931) rồi thả ra. Sau đó một lần nữa sang Moskva (1934), gửi về nước 8 điểm xác định nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Đông dương lúc bấy giờ (1939). Cuối tháng 2/1940, Người đã bắt liên lạc với Ban hải ngoại của Đảng và lần đầu tiên gặp đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp ở Vân Nam.
Tháng 6/1940 nghe tin Pari bị Đức chiếm, Nguyễn Ái Quốc đã tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Người nói: “Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”.
Ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân tới cột mốc 108 trên biên giới Việt - Trung (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) và đứng lặng hồi lâu xúc động trên đất mẹ Việt Nam.
Lịch sử đã khép lại cái vòng bôn ba 30 năm của Nguyễn Ái Quốc, nhưng lại đưa đồng chí đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, gay go nhất của cách mạng Việt Nam trước khi giành thắng lợi năm 1945.
Dân tộc ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên lịch sử. Và người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Dân tộc ta mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh, một vĩ nhân của thời đại được thế giới phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.
Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Con đường vạn của Hồ Chí Minh” để hiểu rõ hơn những tình huống, những hoạt động cách mạng cụ thể và bền bỉ của Người vì sự nghiệp cao cả: Giải phóng dân tộc.
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 959.704092 / C430Đ
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060049
▪ PHÒNG MƯỢN: MG.010690; MG.010691