Nói chuyện với người hút thuốc lá / Trần Hữu Nghiệp. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1983. - 40tr.; 21cm

Thứ năm - 28/05/2020 20:12 1.240 0
Nói chuyện với người hút thuốc lá / Trần Hữu Nghiệp. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1983. - 40tr.; 21cm
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Quyển sách “Nói chuyện với người hút thuốc lá” do Trần Hữu Nghiệp biên soạn, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1983 sẽ giúp cho các bạn hiểu được tác hại của thuốc lá đối với người hút và cách chữa bệnh ghiền thuốc lá. Sách có độ dày 40 trang với bố cục 05 phần.
Phần 1 giới thiệu hình ảnh thuốc lá trong lịch sử và trong văn chương như trong truyền thuyết Tây Nguyên kể chuyện Đam San bắt Nữ thần Mặt Trời có nhắc đến chi tiết “lá hút”. Hay trong tác phẩm “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì cho biết đời vua Lê Thần Tông, “thuốc lào” do người dân tộc Liêu đưa vào nước ta, cả thuốc lá quấn và thuốc hút điếu nước. Thuốc lá du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ 16. Thời vua Lê Huyền Tông đã có hai lần ra dụ nghiêm cấm thuốc lào, lùng cả người trồng thuốc, hút thuốc, bán thuốc. Ngày nay, Chính phủ nhiều nước đã đề ra những biện pháp chống hút thuốc.
Phần 2 phân tích thành phần trong khói thuốc lá: có hơn sáu trăm hóa chất có hại, được sắp xếp vào 03 nhóm lớn. Nhóm thứ nhất gồm các chất nicotin, tinh dầu nhựa, axit resinic, parafin một ít rượu. Nhóm thứ hai gồm các chất hình thành do giấy và xenluloz bị đốt cháy, chất protein. Nhóm thứ ba là do sự đốt cháy và phân hủy một phần các tinh dầu kể trên, nicotin thành pyridin,…
Phần 3 cho thấy hút thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh như: viêm phế quản, suy năng hô hấp, ung thư phế quản, xơ mỡ động mạch, bệnh bao tử.
Phần 4 trình bày tâm lý của người hút thuốc lá. Có thể nêu ra 05 động cơ đẩy con người đi tìm rồi quen dần với điếu thuốc, đó là: hút vì đua đòi, bắt chước; hút để an thần, tự trấn tĩnh; hút để kích thích; hút để lấp lỗ trống lúc không nghĩ gì, làm gì hoặc đang đợi chờ; hút cho sướng miệng, theo thói quen. Trong xã hội văn minh, chúng ta không nên hút thuốc nơi công cộng và xem hút thuốc là thói quen không lành mạnh.
Phần 5 đưa ra một số biện pháp chữa bệnh ghiền thuốc lá. Trong đó, có hướng dẫn cách hút thuốc để giảm bớt tác hại của thuốc lá như: hút thuốc không quấn thành điếu nhét trong ống tầu, ống píp - hoặc quấn thành xì gà; hút thuốc điếu đầu lọc; vứt thuốc lá còn dài và không hút lại thuốc tàn. Ở một số nước, việc phòng bệnh ghiền thuốc được thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, giáo dục, và coi việc giáo dục thế hệ trẻ phòng bệnh ghiền thuốc lá là việc thiểt thực nhất.
Quyển sách sẽ là cẩm nang hữu ích giúp người hút thuốc lá cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình để bảo vệ sức khoẻ cho người thân và cộng đồng. Sách đang được phục vụ tại Phòng Đọc, Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với mã số:
- 613.85 / N428CH
- DV.010910

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây