Văn hoá Đồng bằng Nam Bộ - Di tích kiến trúc cổ : Kiến trúc trong văn hoá Óc Eo - hậu Óc Eo ở Nam Bộ / Võ Sĩ Khải.- NXB Khoa học Xã hội, 2018

Thứ tư - 11/09/2019 02:54 3.122 0

Kiến trúc là một đối tượng quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học lịch sử. Ở Nam Bộ, nhiều di tích kiến trúc cổ thuộc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên vẫn còn tồn tại trong lòng đất cho nến nay. Kết quả những nghiên cứu đã cho thấy Nam Bộ là địa bàn phát triển của văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo trong suốt giai đoạn này.
 
Quyển sách “Văn hoá Đồng bằng Nam Bộ - Di tích kiến trúc cổ : Kiến trúc trong văn hoá Óc Eo - hậu Óc Eo ở Nam Bộ” do Võ Sĩ Khải biên soạn, NXB Khoa học Xã hội ấn hành năm 2018 sẽ giúp bạn tìm hiểu hình thái và tính chất của loại hình này trong quá trình phát triển văn hóa và xã hội của vùng, và có thể đóng góp làm sáng tỏ thêm diện mạo lịch sử vùng đất phía Nam đất nước trong bối cảnh nam Đông Dương và Đông Nam Á.
 
Sách dày 306 trang với bố cục 3 phần.
Phần 1 trình bày quá trình phát hiện, những ghi nhận, khảo sát, khai quật, sự phân bố của hơn 200 di chỉ có dấu vết kiến trúc và di vật liên quan đến kiến trúc cổ trên địa bàn Nam Bộ trải rộng trên những đia hình khác nhau, qua các giai đoạn từ thế kỷ XIX đến nửa sau thế kỷ XX. Những di tích này được phân bố thành từng cụm với quy mô khá lớn: cụm Óc Eo - Ba Thê, cụm Bảy Núi, kiến trúc gạch và đá, cụm Thanh Điền,… cho thấy phần nào sự phân bố của các cộng đồng dân cư qua nhiều thế kỷ tương ứng với thời kỳ Óc Eo và hậu Óc Eo trên địa bàn Nam Bộ. Từ đó quyển sách đưa ra những hướng nghiên cứu cần thực hiện đối với di tích kiến trúc cổ ở Nam Bộ.

Phần 2 giới thiệu những di tích kiến trúc cổ và di vật có liên quan ở các vùng địa lý sinh thái khác nhau ở Nam Bộ như: Tứ giác Long Xuyên (Nền chùa, Gò Cây Trôm, Gò Cây Thị, Linh Sơn Nam); Đồng Tháp Mười (Linh Miếu Bà, Gò Tháp Mười, Gò Rộc Chanh); Vùng Núi Nam và Bảy Núi (Gò Cây Tung);… Vật liệu xây dựng là gạch, ngói, các loại đá, cát, sét, phù sa, gỗ, được khai thác từ nguồn tài nguyên bản địa. Kỹ thuật xây dựng đã đạt đến một trình độ khá cao, biểu hiện qua những tầng văn hóa kiến trúc phức tạp, đặc biệt là cách xử lý nền phù hợp với những thế đất khác nhau.

Phần 3 trình bày truyền thống và không gian văn hóa - xã hội của các di tích kiến trúc cổ ở đồng bằng Nam Bộ. Qua đó cho thấy truyền thống kiến trúc bản địa nơi đây tuy đa dạng trong chi tiết nhưng thống nhất trong đường nét chung, với những yếu tố lặp đi lặp lại nhiều lần phản ánh một thói quen trong nếp nghĩ và cách làm của các chủ nhân của vùng đất châu thổ trong thời Cổ đại. Và nó cũng được làm phong phú thêm qua sự giao lưu và tiếp biến từ những giá trị văn hóa mới.

Quyển sách đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ với ký hiệu phân loại: 720.95977/V115H; Mã số: DL.17165MG.9272MG.9273. Trân trọng kính mời quý vị và các bạn tìm đọc.
kien truc trong van hoa oc eo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
CẤP THẺ BẠN ĐỌC
GIA HẠN SÁCH
CHỦ TÍCH HỒ CHÍ MINH - SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI
KHO SÁCH ĐIỆN TỬ - EBOOK
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA SỐ HÓA VỀ CẦN THƠ
Tập Thông tin Chuyên đề
THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
THÔNG TIN KINH TẾ ĐBSCL
THÔNG TIN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
PHÁT THANH: VĂN HÓA ĐỌC VÀ CUỘC SỐNG
CÙNG BẠN ĐỌC SÁCH: TRUYỀN CẢM HỨNG, KẾT NỐI VÀ LAN TỎA TRI THỨC
Let's Read - Asia’s free digital library for children
CSDL TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BẢN TIN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TP. CẦN THƠ
ẤN PHẨM XUÂN CẦN THƠ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây