Các loài côn trùng có khả năng nhân nuôi sử dụng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng ở Việt Nam / Trương Xuân Lam chủ biên, Vũ Quang Côn, Nguyễn Quang Cường, Phạm Huy Phong. - H. : Khoa học và Kỹ thuật, 2018. - 400tr.; 21cm

Thứ năm - 21/05/2020 20:19 1.895 0
Các loài côn trùng có khả năng nhân nuôi sử dụng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng ở Việt Nam / Trương Xuân Lam chủ biên, Vũ Quang Côn, Nguyễn Quang Cường, Phạm Huy Phong. - H. : Khoa học và Kỹ thuật, 2018. - 400tr.; 21cm
Trong nhiều năm qua, việc điều tra, đánh giá tài nguyên côn trùng có giá trị kinh tế, nghiên cứu sinh học, sinh thái, thực nghiệm và nhân nuôi một số nhóm côn trùng có ích phục vụ cho việc bảo vệ cây trồng, góp phần phát triển một nền nông nghiệp an toàn và bền vững đã được tiến hành và thu được một số kết quả.
Với lí do trên, quyển sách “Các loài côn trùng có khả năng nhân nuôi sử dụng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng ở Việt Nam” do Nxb. Khoa học và Kỹ thuật ấn hành năm 2018 sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về các loài côn trùng có ích phục vụ phát triển nông nghiệp và bảo vệ thực vật ở nước ta hiện nay.
Sách có độ dày 400 trang với bố cục 06 phần.
Phần 1 giới thiệu những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học làm cơ sở cho việc chăn nuôi và nghiên cứu sử dụng các loài côn trùng được nhân nuôi trong phòng trừ sâu hại cây trồng trên thế giới và Việt Nam.
Phần 2 và phần 3 trình bày hình thái và vị trí phân loại các loài có khả năng nhân nuôi, đặc điểm sinh học và sinh thái làm cơ sở cho việc nhân nuôi một số loài như: ong mắt đỏ, bọ xít hoa bắt mồi, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi, bọ rùa sáu vằn bắt mồi,…
Phần 4 trình bày mối quan hệ của các loài có khả năng nhân nuôi với sâu hại trên một số cây trồng như: ong mắt đỏ với trứng của một số loài sâu hại, bọ xít hoa bắt mồi với vật mồi, các loài bọ rùa với rệp,…
Phần 5 giới thiệu quy trình và kỹ thuật nhân nuôi một số loài trong phòng thí nghiệm như: bọ xít nâu nhỏ bắt mồi, ong mắt đỏ, bọ xít cổ ngỗng bắt mồi, bọ rùa bắt mồi,…
Phần 6 hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loài nhân nuôi trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng như: sử dụng ong mắt đỏ khống chế số lượng của một số loài sâu hại lúa, thả bọ xít nâu viền trắng trong phòng trừ sâu hại rau và đậu tương, thả bọ rùa bắt mồi phòng trừ rệp hại rau,…
Quyển sách “Các loài côn trùng có khả năng nhân nuôi sử dụng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng ở Việt Nam” sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các sinh viên đại học, các học viên cao học, các nghiên cứu sinh khi đi sâu nghiên cứu về sinh học, sinh thái và thực nghiệm côn trùng ở Việt Nam.
Sách đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu với mã số:
* Phòng Đọc:
- 595.7 / C101L
- DV.055771
* Phòng Mượn:
- 595.7 / C101L
- MC.005641, MC.005642

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây