Chuyên mục truyền thanh Tuần 04 (20/01 – 27/01/2020)

Thứ năm - 26/03/2020 23:41 1.101 0

I. KHOA HỌC VÀ CUỘC SỐNG                            
    Kính thưa quý vị và các bạn!
    Chuyên mục “Khoa học và cuộc sống” tuần này, chúng tôi xin gởi đến quý vị và các bạn bài viết “5 mẹo mà bạn nên thường xuyên áp dụng để phòng tắm luôn thơm, sạch như khách sạn” được trích từ tạp chí Gia đình.

    1. Làm sạch vết bẩn trên các khe gạch
    Các khe gạch thường có màu trắng, một khi bị bám bẩn sẽ chuyển màu, sẽ rất dễ nhìn thấy làm trông mất thẩm mỹ. Nếu để càng lâu, các vết bẩn này sẽ bám ngày càng nhiều và công việc làm sạch tường nhà tắm sẽ càng khó khăn hơn. Để có thể làm sạch các vết bẩn ở vị trí này thực sự rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một ít vôi ăn trầu hoặc nước oxy già để tiến hành tẩy vết bẩn.
  
 Sau đó, nên lau lại bằng nước sạch lần nữa nhé. Một lưu ý là bạn có thể dùng thêm keo chà ron thường được dùng trong xây dựng để làm mới lại những đường khe gạch này như ban đầu đấy.
    2. Làm sạch gương
    Để xử lý chiếc gương cáu bẩn, đầu tiên bạn ngâm 3 túi trà đen lớn vào một cốc nước cho đến khi trà ngấm hoàn toàn vào nước.
    Đổ trà vào bình xịt và sử dụng như nước lau kính thông thường. Thay vì dùng khăn giấy để lau kính, bạn hãy dùng báo cũ để vừa tiết kiệm lại không để lại xơ trên mặt kính nhé.
Đảm bảo sạch bong kin kít luôn!
    3. Xử lý vòi hoa sen bị kẹt nước
Ngâm vòi hoa sen trong dung dịch giấm - nước (tỉ lệ 1:3) trong 2 giờ
    4. Khử mùi phòng tắm
        Thứ bạn nghĩ tới đầu tiên có thể là nước xịt phòng. Thế nhưng chúng không những không giải quyết triệt để mùi khó chịu mà còn khiến phòng tắm toàn mùi hương nhân tạo.
        Mẹo hay đơn giản đó là sử dụng cà phê xay để khử mùi. Bạn chỉ cần cho cà phê vào cái bát hoặc đĩa có miệng rộng và để trong phòng tắm. Cà phê sẽ hút sạch hết mùi hôi, khiến cho căn phòng có mùi cà phê thoang thoảng rất dễ chịu.
        5. Làm mới bồn tắm
        Bồn tắm trông cũ kĩ là do nó có những vết bẩn bám rất chắc và khó lau sạch. Đầu tiên, bạn hãy pha dung dịch theo tỉ lệ 1/2 dấm trắng và 1/2 xà phòng dạng lỏng.
        Dùng miếng rửa bát nhúng vào dung dịch, sau đó chà sạch toàn bộ vết bẩn trên thành bồn tắm một cách nhanh chóng, thuận tiện.

    II. GIỚI THIỆU SÁCH                                                                                                     
        Trong chuyên mục giới thiệu sách tuần này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị và các bạn 02 quyển sách:
        - Việt Nam phong tục.
        - Ngôi nhà Việt.
     
    VIỆT NAM PHONG TỤC

        Phong tục làm cho sắc thái văn hóa trở nên đa dạng, giúp chúng ta phân biệt được cộng đồng này với cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc khác. Phong tục Việt Nam nói chung và các phong tục của dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng là một đề tài vô tận, bởi nước ta có 54 dân tộc với rất nhiều phong tục, nghi lễ văn hóa khác nhau. Và các thế hệ người Việt luôn có ý thức bảo vệ phong tục tập quán truyền thống của ông cha mình, luôn quan tâm sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu phong tục tập quán Việt Nam trong lịch sử để tìm về cội nguồn sức mạnh văn hóa dân tộc.
        Quyển sách “Việt Nam phong tục” do Phan Kế Bính biên soạn, Nxb. Hồng Đức ấn hành năm 2019 là quyển sách biên khảo khá đầy đủ, ngắn gọn, súc tích về phong tục tập quán của dân tộc ta, từ phong tục liên quan đến gia tộc, phong tục gắn liền với làng xóm đến phong tục tiêu biểu cho xã hội.
        Sách có độ dày 438 trang với bố cục 03 phần.
        Phần 1 giới thiệu về phong tục trong gia tộc như: cha mẹ với con, anh em, chị em, thân thuộc, phụng sự tổ tông, đạo làm con, thượng thọ, sinh nhật, thần hoàng, tang ma, cải tang, kỵ nhật, tú thời tiết lập, giá thú, vợ chồng, vợ lẽ, cầu tự, nuôi nghĩa tử.
        Phần 2 nói về phong tục gắn liền với làng xóm như: sự thần, việc tế tự, nhập tịch, đại hội, lễ kỳ an, chùa chiền, văn từ văn chỉ, ký hậu, công quán, đăng khoa, thuế khóa, hương học, khoán ước, việc hiếu, việc hỉ, …
        Phần 3 trình bày các phong tục xã hội như: vua tôi, thầy trò, bầu bạn, quan dân, chủ khách, văn chương, khoa cử, nghề làm ruộng, nghề nuôi tằm, nghề buôn bán, y dược, địa lý, toán số, tướng thuật, các việc kiêng kỵ, cách ẩm thực, …
        Bên cạnh việc miêu tả ngắn gọn mà đầy đủ về những nét phong tục trên, tác giả còn đưa ra những lời nhận định nghiêm túc đối với các phong tục đã tồn tại qua hàng thế kỷ. Đọc quyển sách, chúng ta không chỉ có cơ hội biết về, hiểu thêm mà còn được khơi gợi, nghĩ tiếp, nhìn lại và nghĩ lại về phong tục Việt Nam. Đến nay, quyển sách được viết cách đây gần một trăm năm vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về các phong tục tập quán trên đất nước ta.
        Sách đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ: phòng Đọc với ký hiệu phân loại: 390.09597 / V308, mã số: DL.017866; phòng Mượn với mã số: MA.021082, MA.021083.

     
    NGÔI NHÀ VIỆT

        Đối với người Việt, nhà không chỉ là nơi che mưa nắng mà còn là biểu trưng của tinh thần gia tộc. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, ngôi nhà đã góp phần làm nên nét đặc sắc văn hoá của người Việt Nam.
        Quyển sách “Ngôi nhà Việt” do Nguyễn Hữu Thái biên soạn, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh ấn hành 2019 sẽ giúp bạn đọc có được một cái nhìn tổng quan về nơi ở của người Việt, về sự xuất hiện, tồn tại và biến chuyển của ngôi nhà theo từng năm tháng.
        Sách có độ dày 204 trang với bố cục 03 phần.
       Phần 1 mang tên “Ngoái nhìn lại nếp nhà xưa” đưa người đọc ngược dòng lịch sử, nhìn lại mái nhà truyền thống người Việt, gồm cả nông thôn, rừng núi và phố thị, với một số công trình tiêu biểu như: Việt Phủ Thành Chương - mô hình nơi ở truyền thống đồng bằng sông Hồng, Nhà cổ ở Đường Lâm (Hà Nội), Vườn ảnh xứ Huế, Dinh Tân Xá - ngôi nhà cổ nhất TP. HCM, Nhà nổi trên sông nước miền Tây,…
        Phần 2 với tiêu đề “Ngôi nhà bước vào thời mới” nói về nhà cửa người Việt giai đoạn tiếp xúc với phương Tây, chủ yếu là xây dựng mới ở thành thị như: Nhà kiểu Pháp, Nhà phố và biệt thự Việt kiểu mới, Nhà chung cư, Nhà nông thôn mới, …
        Phần 3 “Tìm về một Phong cách Việt – VietnamStyle” trình bày những nỗ lực của lớp kiến trúc trẻ tìm kiếm sáng tạo một phong cách ở riêng cho người Việt bước vào thế kỷ 21, thông qua các bài viết nghiên cứu về: Nhà sàn Bác Hồ - biểu tượng của kiến trúc Việt Nam, Ngôi nhà “sinh - khí hậu” (tận dụng tất cả những yếu tố tự nhiên sẵn có để tổ chức không gian sống hài hòa với môi trường xung quanh),…
        Quyển sách “Ngôi nhà Việt” không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ nếp nhà, mà từ đó còn có thể lựa chọn giải pháp thiết kế không gian kiến trúc phù hợp với lối sống và bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện đại. Đó cũng là cách giữ gìn bản sắc đặc trưng của dân tộc Việt.
        Sách đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ. Bạn đọc tra tìm tài liệu tại phòng Đọc với ký hiệu phân loại: 721 / NG452NH, mã số: DL.017893; phòng Mượn với mã số: MG.009746, MG.009747.


    III. CHUYÊN ĐỀ VỀ THANH NIÊN
         Các bạn thân mến!
        Chuyên mục về thanh niên tuần này xin gởi đến quý vị và các bạn bài viết “Đại sự bắt đầu từ việc nhỏ”
         Một nhân viên lâu năm đề xuất được thăng chức, tăng lương với giám đốc. Giám đốc chưa bày tỏ thái độ gì, chỉ bảo cô liên hệ với một khách hàng quan trọng, hỏi xem khi nào họ có thể tới tham quan công ty.
        Ngày hôm sau, người nhân viên lâu năm này xuất hiện trong văn phòng của giám đốc. Giám đốc hỏi cô khách hàng khi nào tới, cô trả lời là tuần sau. Giám đốc lại hỏi thời gian cụ thể là khi nào? Cô nói cô không biết. Giám đốc hỏi tiếp, có mấy người tới? Cô cũng không trả lời được, mặt đỏ ửng cả lên.
        Giám đốc gọi một nhân viên mới được thăng chức tăng lương vào báo cáo tình hình. Giám đốc chưa kịp hỏi cô nhân viên này đã nói: “Khách hàng sẽ tới tham quan công ty vào thứ 3 tuần sau. Số hiệu chuyến bay là CA1701, hạ cánh lúc 15:30, đoàn có 3 người. Tôi đã sắp xếp một xe tới sân bay đón khách”.
        Hóa ra, giám đốc đồng thời giao nhiệm vụ cho cả hai người.
       Giám đốc nói với người nhân viên lâu năm rằng làm tốt một việc đơn giản mới có thể làm được những việc phức tạp, mang tính thách thức. Cô tâm phục khẩu phục và không còn đề cập tới chuyện thăng chức, tăng lương nữa.
        Mọi việc khó đều cần bắt đầu từ những chuyện đơn giản, đây chính là một kỹ năng sống. Việc đơn giản làm không tốt cũng chớ mong có thể đảm đương đại sự phức tạp. Làm tốt những việc nhỏ chứng tỏ tư duy logic và năng lực của họ luôn ở trong trạng thái ổn định, như vậy tài năng mới có thể dần dần hé lộ.
        Núi cao không chê đất thấp nên hùng vĩ, biển rộng không chê sông nhỏ mới bao la. Muốn thành đại nghiệp cần phải nhớ kỹ năng sống này: Việc khó làm từ dễ, đại sự bắt đầu từ những việc nhỏ.

    IV. GIẢI TRÍ
        Kính thưa quý vị và các bạn!
       Trong chương trình phát thanh tuần này xin gửi đến quý vị và các bạn bài nhạc giao hưởng “Top of the word

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết
    CẤP THẺ BẠN ĐỌC
    GIA HẠN SÁCH
    CHỦ TÍCH HỒ CHÍ MINH - SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI
    KHO SÁCH ĐIỆN TỬ - EBOOK
    BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA
    BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA SỐ HÓA VỀ CẦN THƠ
    Tập Thông tin Chuyên đề
    THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
    THÔNG TIN KINH TẾ ĐBSCL
    THÔNG TIN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
    PHÁT THANH: VĂN HÓA ĐỌC VÀ CUỘC SỐNG
    CÙNG BẠN ĐỌC SÁCH: TRUYỀN CẢM HỨNG, KẾT NỐI VÀ LAN TỎA TRI THỨC
    Let's Read - Asia’s free digital library for children
    CSDL TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
    BẢN TIN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TP. CẦN THƠ
    ẤN PHẨM XUÂN CẦN THƠ
    Trung tâm kết nối Tri thức số
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây