Trong kinh tế, việc phân vùng kinh tế và quy hoạch kinh tế vùng là nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh tài nguyên kinh tế địa phương thì với việc phân vùng văn hóa và quy hoạch văn hóa vùng cũng sẽ khai thác được “tiềm năng”, “thế mạnh” văn hóa vùng và dân tộc. Với một quốc gia nhiều dân tộc mà các dân tộc sống xen cài với nhau từ lâu đời giữa họ đã hình thành nên những giá trị và đặc trưng văn hóa chung, thống nhất như nước ta thì việc xây dựng và bảo tồn bản sắc văn hóa là một thách thức lớn cho Việt Nam.
Nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về văn hóa vùng ở Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho xuất bản quyển sách “Bản sắc văn hoá vùng ở Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh biên soạn năm 2021.
Quyển sách có độ dày 334 trang gồm các nội dung như:
- Phác thảo phân vùng văn hóa ở Việt Nam.
- Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ.
- Vùng văn hóa Đông Bắc Bộ.
- Vùng văn hóa Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Duyên hải Bắc Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ.
- Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Vùng văn hóa Nam Bộ.
Quyển sách “Bản sắc văn hoá vùng ở Việt Nam” sẽ giúp các nhà nghiên cứu và bạn đọc hiểu rõ về sự đa dạng bản sắc văn hóa vùng và sự phát triển của xã hội Việt Nam từ đó cho thấy việc xây dựng các chính sách văn hóa, giáo dục của Nhà nước, việc chú ý nghiên cứu và xây dựng các vùng văn hóa có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Chính văn hóa vùng và văn hóa tộc người là cơ sở, nền móng chắt lọc xây dựng nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú nhiều sắc màu.
Sách hiện đang được phục vụ tại Thư viện TP. Cần Thơ với mã số:
Ký hiệu phân loại: 306.09597 / B105S
PHÒNG MƯỢN: MA.026252; MA.026253
PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP: DL.020536