Chính sách giảm nghèo bền vững của một số nước và một số gợi ý đối với Việt Nam. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2021. - 197tr.; 21cm

Thứ ba - 07/12/2021 04:45 2.039 0
Chính sách giảm nghèo bền vững của một số nước và một số gợi ý đối với Việt Nam. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2021. - 197tr.; 21cm
 “Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống, giữa nông thôn và đô thị”.

Đó là định hướng cơ bản trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra với cách nhìn toàn diện và những chủ trương, biện pháp thiết thực để xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân hóa giàu nghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đối tượng yếu thế, tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực tiễn những năm qua, thông qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo, hàng triệu hộ gia đình, hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu; góp phần hạn chế phân hóa giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

Quyển sách “Chính sách giảm nghèo bền vững của một số nước và một số gợi ý đối với Việt Nam” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2021 là tài liệu tập trung phân tích kinh nghiệm thực hiện giảm nghèo của một số nước, đánh giá tình hình và thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Sách gồm 197 trang, nội dung gồm 4 chương:

Chương 1 trình bày tổng quan một số vấn đề về chính sách giảm nghèo bền vững.
Chương 2 nêu những kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của một số quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan; Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp tạo cơ hội cho người nghèo; Tập trung đầu tư có hiệu quả vào các xã nghèo, các nhóm đối tượng đặc biệt; Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; Bài học về quản lý rủi ro và giảm nguy cơ bị tổn thương; Bài học về tăng cường năng lực cho người nghèo.
Chương 3 trình bày thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Việt Nam và đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và thách thức.
Chương 4 trình bày quan điểm, chủ trương và giải pháp hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững của Việt Nam từ nay đến năm 2045.

Hy vọng rằng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.

Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 339.409597 / CH312S
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060298
PHÒNG MƯỢN: MA.025074; MA.025075

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây