Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật: Phòng, chống ma tuý / Lưu Hải Yến. - H. : Nxb. Hà Nội, 2021. - 111tr.; 21cm

Thứ sáu - 03/12/2021 02:39 1.370 0
Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật: Phòng, chống ma tuý / Lưu Hải Yến. - H. : Nxb. Hà Nội, 2021. - 111tr.; 21cm
Theo Liên hợp quốc (UN) thì “Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá  nhân và cộng đồng. Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật”.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy định nghĩa chất ma túy như sau: Ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Trong đó, chất gây nghiện được hiểu là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng (Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy). Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ra ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng (Khoản 3 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy). Các chất ma túy và chất hướng thần được ghi nhận trong Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 20/05/2020.

Ví dụ: Chất gây nghiện thường gặp như thuốc phiện, Heroine, cần sa (còn có các tên gọi khác là bồ đà, tài mà...), lá khat,.. Chất hướng thần thường gặp như: Amphetamine, Methamphetatine (chất chính có trong ma túy đá),...

Thực tế có thể thấy rõ tệ nạn ma túy gây tác hại không nhỏ cho sức khỏe của con người, làm suy thoái giống nòi, phẩm giá cũng như phá hoại hạnh phúc gia đình. Ma túy cũng được coi là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. 

Ở nước ta, Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2001, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống ma túy. Tám năm sau đó Luật Phòng, chống ma túy tiếp tục được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Nhằm giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2009, tác giả Lưu Hải Yến đã biên soạn quyển sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật: Phòng, chống ma tuý” được NXB Hà Nội xuất bản năm 2021. 

Sách gồm 111 trang, giới thiệu 77 câu hỏi đáp về luật Phòng chống ma tuý và 20 tình huống thường gặp trong phòng, chống ma tuý. Dựa trên các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy của Nhà nước, sách giúp giải đáp nhiều thắc mắc của người dân và bạn đọc về việc áp dụng các quy định này trên thực tế như: Trách nhiệm phòng, chống ma túy thuộc về chủ thể nào? Thế nào là vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vào, ra hoặc qua lãnh thổ Việt Nam? Trách nhiệm của người nghiện ma túy là gì? Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình được áp dụng trong trường hợp nào? Nội dung cụ thể của việc quản lý sau cai nghiện là gì?... 

Cuốn sách không chỉ là tài liệu tham khảo tốt cho bạn đọc, mà còn góp phần thiết thực phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy cho người dân. Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:

▪ Ký hiệu phân loại: 345.597 / T550V
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060321
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.025132; MA.025133

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây