Phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam / Nguyễn Đình Khang, Phùng Hữu Phú, Tạ Ngọc Tấn... biên soạn. - H. : Lao động, 2020. - 340tr.; 21cm

Thứ ba - 07/12/2021 03:51 1.142 0
Phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam / Nguyễn Đình Khang, Phùng Hữu Phú, Tạ Ngọc Tấn... biên soạn. - H. : Lao động, 2020. - 340tr.; 21cm
Theo hiến định của Hiến pháp, Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động trong quan hệ ba bên với nhà nước và người sử dụng lao động. Phúc lợi xã hội với tư cách là cơ chế phân phối lại, có vai trò thiết yếu trong hỗ trợ đảm bảo sinh kế và thụ hưởng các giá trị văn hóa, tinh thần cho người lao động. Do vậy, phúc lợi xã hội được coi là phương thức, là công cụ hữu hiệu để tổ chức công đoàn phát huy vị thế, vai trò, thực hiện chức năng chăm lo cho người lao động.

Quyển sách “Phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam” được hình thành trên cơ sở tập hợp các bài tham luận, ý kiến trao đổi, thảo luận của các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín, giàu kinh nghiệm tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia chủ đề “Phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động và vai trò của Công đoàn Việt Nam” do Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức.

Sách do NXB Lao động xuất bản năm 2020, dày 340 trang với nội dung gồm 3 phần:

Phần thứ nhất trình bày lý luận về phúc lợi xã hội và vai trò của Công đoàn trong chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, người lao động, với các bài viết như: Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phúc lợi cho người lao động; Các loại hình phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam; Đảm bảo phúc lợi xã hội và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam;... 

Phần thứ hai đề cập thành tựu và hạn chế trong chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam, qua các bài viết: Đảm bảo phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam; Bảo hiểm cho công nhân lao động dưới góc độ an sinh xã hội; Vai trò của công đoàn Việt Nam trong chăm lo phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam;...

Phần thứ ba nêu những kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị những định hướng lớn về đổi mới, nâng cao hiệu quả thực hiện phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Một số bài viết tiêu biểu như: Xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội bền vững dành cho công nhân, viên chức, người lao động - kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng ở Việt Nam; Thực tiễn phúc lợi xã hội cho người lao động trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam; Mô hình “Công đoàn phúc lợi” và mô hình “công đoàn thương lượng phúc lợi”; Kiến nghị mới nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động;...

Tập hợp các bài viết được nghiên cứu, cập nhật, bổ sung tinh thần, nội dung và những chủ trương mới từ các văn kiện Đại hội XIII của Đảng về chăm lo phúc lợi xã hội cho nhân dân nói chung, công nhân, viên chức, người lao động nói riêng; “Phúc lợi xã hội cho công nhân, viên chức, người lao động ở Việt Nam” là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý, cán bộ công đoàn và công nhân, viên chức, người lao động.

Trân trọng giới thiệu quyển sách đến quý bạn đọc.
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 362.8509597 / PH506L
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060081
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.024802; MA.024803

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây