An toàn thực phẩm và ô nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên thực phẩm / Trần Đáng. - H. : Y học, 2020. - 396tr.; 21cm

Thứ ba - 04/05/2021 03:25 2.018 0
An toàn thực phẩm và ô nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên thực phẩm / Trần Đáng. - H. : Y học, 2020. - 396tr.; 21cm
An toàn thực phẩm ngày nay đã trở thành một vấn đề bức xúc toàn cầu. An toàn thực phẩm không chỉ liên quan trực tiếp đến sức khỏe mà còn gián tiếp liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, an sinh an toàn xã hội. Ô nhiễm thực phẩm, trong đó ô nhiễm ký sinh trùng đường ruột là phổ biến nhất, nhất là ở các nước vùng nhiệt đới như nước ta. Bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới hàng triệu người mỗi năm, đặc biệt là trẻ em. Trước tình trạng đó, ở nước ta, kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi theo nguyên tắc phân tích nguy cơ và kiểm soát phòng ngừa dựa trên rủi ro là bắt buộc và đã được khẳng định trong Nghị quyết số 20-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: “Thực hiện việc kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên đánh giá nguy cơ, sản xuất kinh doanh theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc”.

Nhằm giúp cho cán bộ quản lý an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm, giới báo chí truyền thông và người tiêu dùng hiểu để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện, năm 2020 Nxb. Y học đã ấn hành quyển sách “An toàn thực phẩm và ô nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên thực phẩm” được viết bởi Trần Đáng. Sách dày 396 trang, được chia thành 4 phần:  

Phần 1 tiêu đề “Các lĩnh vực an toàn thực phẩm” trình bày những vấn đề như: An toàn thực phẩm; An ninh thực phẩm; Gian lận thực phẩm; Phòng vệ thực phẩm; Thực phẩm tăng cường; Thực phẩm chức năng;... giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các nguy cơ cũng như là giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm.  

Phần 2 với tiêu đề “Các tiêu chuẩn kiểm soát an toàn thực phẩm” trình bày các nội dung như: HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); HARPC (phân tích mối nguy và kiểm soát phòng ngừa dựa trên rủi ro); TACCP (phân tích sự đe dọa và kiểm soát tới hạn); VACCP (phân tích các lỗ hỏng và kiểm soát điểm tới hạn); Mối liên quan HACCP, TACCP, VACCP và HARCP.

Phần 3 “Ô nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong thực phẩm” trình bày về một số bệnh ký sinh trùng đường ruột mà tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải qua thức ăn, đó là: Bệnh giun đũa; Giun tóc; Giun xoắn; Sán lá gan lớn ở người lớn tuổi; Sán dây bò; Bệnh Giardia; Bệnh lỵ a míp;… Ngoài ra, sách còn giúp bạn đọc cách nhận biết bệnh với các triệu chứng thường gặp, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh.

Phần 4 hướng dẫn thực hiện phân tích các mối đe dọa nguy hiểm với các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm bền vững.

 “An toàn thực phẩm và ô nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên thực phẩm” là tài liệu hữu ích dành cho các tổ chức trong việc tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu được các nguyên nhân và phương thức lây truyền của ký sinh trùng, từ đó mà có biện pháp hạn chế ký sinh trùng trong nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày.
Sách được Thư viện TP. Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:  
▪ Ký hiệu phân loại: 363.19 / A105T
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.059372;
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.024028; MA.024029

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây