Nam ngọt Bắc mặn: Thanh đạm là mỹ vị nhân gian / Cao Duy Sinh; Lê Linh dịch. - H. : Thanh niên, 2021. - 416tr.; 21cm

Thứ tư - 22/06/2022 05:02 1.036 0
Nam ngọt Bắc mặn: Thanh đạm là mỹ vị nhân gian / Cao Duy Sinh; Lê Linh dịch. - H. : Thanh niên, 2021. - 416tr.; 21cm
“Ăn cơm chưa?” Đây là câu hỏi thăm xã giao quen thuộc mỗi khi người ta gặp nhau, trở thành nghi thức khi chạm mặt, một hình thức văn hóa. Ẩm thực của nhân loại không chỉ đơn giản là thỏa mãn nhu cầu sinh lý, mỗi lần thưởng thức món ăn ở các khu vực khác nhau, cũng đồng nghĩa với việc đang đi sâu vào hồn ẩm thực của vùng đất ấy. 
… Khẩu vị của con người ta, không phải hiện tượng sinh lý tồn tại từ khi nằm trong bụng mẹ. Mà chính hình thức sinh hoạt, hoàn cảnh khu vực, và trải nghiệm cá nhân sẽ ảnh hưởng tới khẩu vị của một người suốt cuộc đời.” (Cao Duy Sinh)

Quyển sách “Nam ngọt Bắc mặn: Thanh đạm là mỹ vị nhân gian” của tác giả Cao Duy Sinh sẽ kể cho bạn đọc biết những câu chuyện thú vị của lịch sử và văn hóa ẩm thực Trung Hoa - một nền ẩm thực nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên thế giới. Sách do Lê Linh dịch, Nxb. Thanh niên xuất bản năm 2021. 

Với độ dày 416 trang, sách gồm 3 chương: 
Chương 1 giới thiệu về thực vị với các loại như: Mã thầy (củ năng) - Lê tuyết trong lòng đất; Rong biển (rau của biển); Giảo cổ lam - nhân sâm phương Nam; Hoa quế; Mã đề, Sơn trân, Tỏi, Đậu ván; Rau lang; Dưa leo ngâm nước tương;…

Chương 2 và chương 3 viết về hương vị các món ăn và việc thưởng thức món ăn trong những không gian và thời gian đặc trưng độc đáo riêng biệt của từng món qua những câu chuyện như: Khương Thái Công ngư cần; Cá Thái An với phong vị đặc biệt; Thịt chiên xốp Trùng Khánh; Quán xưa; Hương vị bếp xưa; Mỹ thực bên bờ Y Thông; Sủi cảo; Báo bao; Nước đậu; Bánh xuân cán tay; Tào phớ; Kẹo mè Trùng Khánh; Thú vui ăn mì;…

Tác giả cũng nhận định: “Món ăn ngon gắn liền với những biểu đạt tình cảm của con người trong cuộc sống thường ngày. Cũng là cách con người “tương tác gần gũi” với thiên nhiên. 
… Trung Quốc có rất nhiều món ăn mang ngụ ý “như ý cát tường”, sinh nhật ăn mì trường thọ, kết hôn phải có táo đỏ và đậu phộng. Cô dâu ăn sủi cảo, bên cạnh sẽ có người hỏi: “Sống hay chín?” (tức hỏi “Sinh không?”). Cô dâu đáp: “Sống!” (tức đáp “Có sinh”). Nghe được câu này, mọi người đều vui vẻ. 
… Người dân vùng Tây Nam thích các món cay và tê, người dân vùng Đông Bắc thích đồ muối, vừa ngon vừa đại diện cho văn hóa khu vực.
… Món ăn ngon cũng có ký ức, mượn hình ảnh, óc sáng tạo của người làm bếp cùng hương vị, từ đó khơi gợi nguồn gốc của những món ăn xưa.
… Bữa cơm càng đơn giản, càng dễ trở thành kinh điển lưu truyền trong chốn dân gian... Bất kể con tạo xoay vần, thế sự thay đổi ra sao, hương vị tinh túy vẫn không bị ngắt mạch, từ quá khứ vượt thời không trao truyền đến hiện tại thông qua ký ức của người thưởng thức.”

Các bạn hãy tìm đọc quyển sách “Nam ngọt Bắc mặn: Thanh đạm là mỹ vị nhân gian” - một quyển sách làm gia tăng vốn kiến thức về văn hóa nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng.
Sách được Thư viện TP Cần Thơ phục vụ bạn đọc với mã số:
▪ Ký hiệu phân loại: 394.10951 / N104NG
▪ PHÒNG ĐỌC: DV.060964
▪ PHÒNG MƯỢN: MA.025722; MA.025723

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây