THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY
Bài giới thiệu sách tuần 1 tháng 11
Thứ tư - 01/11/2023 03:326210
Nếu bạn thấy hoang mang khi cố gắng dạy lũ trẻ bớt cãi hay nói năng lễ phép hơn… Nếu bạn không biết làm thế nào để bé không nghịch ngợm quấy phá… Nếu bạn bực mình vì phải nói đi nói lại một câu (“Nhanh lên con! Con sẽ đến trường trễ đấy!”) hay phải tranh cãi về giờ đi ngủ, bài tập về nhà hoặc nhắc nhỡ con trong việc mê chơi game, xem tivi…Nếu bạn đã trải qua bất cứ tình huống rắc rối nào kể trên, bạn không hề đơn độc. Quyển sách PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI sẽ đồng hành cùng bạn!
Nếu bạn thấy hoang mang khi cố gắng dạy lũ trẻ bớt cãi hay nói năng lễ phép hơn… Nếu bạn không biết làm thế nào để bé không nghịch ngợm quấy phá… Nếu bạn bực mình vì phải nói đi nói lại một câu (“Nhanh lên con! Con sẽ đến trường trễ đấy!”) hay phải tranh cãi về giờ đi ngủ, bài tập về nhà hoặc nhắc nhỡ con trong việc mê chơi game, xem tivi…Nếu bạn đã trải qua bất cứ tình huống rắc rối nào kể trên, bạn không hề đơn độc. Quyển sách PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI sẽ đồng hành cùng bạn! Thực tế, bạn chẳng có gì bất thường. Bạn có biết mình là ai không? Là một con người, và là cha hoặc mẹ. Khó mà tìm cách khép lũ trẻ vào kỷ luật. Lúc nào cũng khó. Thông thường sự việc diễn ra như thế này: Bọn trẻ làm điều gì đó không nên làm. Chúng ta phát điên lên. Chúng buồn bả. Nước mắt chảy ròng ròng. (Đôi khi nước mắt là của bọn trẻ). Thật sự rất mệt mỏi. Và bực mình kinh khủng. Tất cả những rắc rối, la hét, cảm giác bị tổn thương, cảm giác tội lỗi, sự đau tim, sự xa cách. Có bao giờ bạn tự hỏi mình, đặc biệt là sau mỗi cuộc đối thoại tuyệt vọng với bọn trẻ, “Mình không thể làm tốt hơn được sao? Mình không thể cư xử đúng mực hơn và là một người cha mẹ có sức ảnh hưởng hơn ư? Mình không thể kỷ luật chúng theo hướng làm dịu tình hình đi thay vì làm rối lên? Bạn muốn loại bỏ những hành vi không tốt, nhưng bạn muốn phản ứng theo cách sẽ nâng giá trị và thắt chặt tình cảm với bọn trẻ chứ không phải điều ngược lại. Bạn muốn ít rắc rối đi, chứ không nhiều hơn. Bạn có thể. Bạn có thể kỷ luật theo hướng đề cao mối quan hệ và sự tôn trọng, bớt rắc rối và tranh cãi – và trong quá trình, bạn có thể bồi dưỡng những kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt và cải thiện khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bọn trẻ, biết suy nghĩ đến người khác, và chuẩn bị hành trang cho chúng được hạnh phúc và thành công suốt cuộc đời. Hàng nghìn hàng vạn cha mẹ trên khắp thế giới đều khao khát có thể chấn chỉnh hành vi của bọn trẻ một cách tôn trọng và hiệu quả hơn. Họ đã mệt mỏi vì phải la hét quá nhiều, mệt mỏi khi nhìn thấy bọn trẻ buồn, mệt mỏi vì chúng tiếp tục hỗn láo. Những bậc cha mẹ này biết họ không muốn dùng hình thức kỹ luật nào, nhưng thay vào đó họ cũng chẳng biết phải làm gì. Họ muốn kỷ luật một cách tử tế và yêu thương, nhưng họ phát mệt và quá tải khi bắt tay vào việc bảo bọn trẻ làm điều nên làm. Họ muốn kỷ luật phát huy tác dụng và họ cảm thấy đúng đắn vì điều đó. Cuốn sách PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHÔNG ĐÒN ROI sẽ giới thiệu hướng tiếp cận kỷ luật không rắc rối, bằng cả não bộ, đưa ra những nguyên tắc chiến lược loại bỏ hầu hết các cảm xúc cao trào và kịch tính sẽ định rõ đặc trưng hình thức kỷ luật. Kết quả là cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn, việc nuôi con cái sẽ hiệu quả hơn. Quan trọng hơn nữa là bạn sẽ tạo ra những mối liên kết với bộ não của trẻ và xây dựng các kỹ năng xã hội cũng như cảm xúc sẽ phục vụ chúng ở hiện tại và suốt cuộc đời sau này – trong khi bạn củng cố mối quan hệ với chúng. Hy vọng bạn sẽ thấy được rằng những lúc cần đến kỷ luật là một trong những thời điểm quan trọng nhất khi nuôi dạy con, đó là thời gian chúng ta có cơ hội gọt giũa con cái hiệu quả nhất. Khi đối mặt với những thách thức này, bạn sẽ nhận thấy đó không chỉ là những tình huống kỷ luật khiếp sợ giận dữ, bực bội và rắc rối, mà còn là cơ hội để kết nối bọn trẻ và hướng chúng đến hành vi tốt đẹp hơn cho bản thân chúng cũng như cả gia đình. Có thể nói, cuốn sách này là cẩm nang dành cho bất kỳ ai quan tâm đến trẻ em và những chiến lược hiệu quả, khoa học và đầy yêu thương nhằm giúp con bạn phát triển tốt. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đồng lòng, và sự hợp tác này có thể bắt đầu với những người lớn đồng lòng nuôi dưỡng đứa trẻ từ những ngày đầu đời cho đến về sau. Hy vọng tất cả trẻ em đều có những người quan tâm chăm sóc có chủ đích về cách tương tác với chúng, kỷ luật chúng khi cần thiết theo cách giúp xây dựng kỹ năng và củng cố với bọn trẻ.