THƯ VIỆN THÀNH PHỐ CẦN THƠ - CANTHO PUBLIC LIBRARY
Bài giới thiệu sách tuần 4 tháng 10
Thứ ba - 24/10/2023 02:572210
Bộ sách gồm 3 quyển với các tựa đề Sự kỳ diệu của Mặt Trời, Sự kỳ diệu của Gió, Sự kỳ diệu của Nước. Mỗi quyển sách là tập hợp các kiến thức từ khái niệm đến nâng cao. Một số kiến thức chúng tôi xin tổng hợp xin giới thiệu đến bạn đọc.
Chuyên mục mỗi tuần một quyển sách hay tuần 4 tháng 10 xin chào quý thính giả. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả bộ sách với tựa đề “Bảo vệtrái đất xanh” , bộ sách như những cuốn sách giáo khoa hổ trợ kiến thức cho các em học sinh về năng lượng truyền thống cũng như năng lượng tái sinh. Bộ sách được biên soạn bởi tác giả Trịnh Vĩnh Xuân và tác giả Trần Giang Sơn dịch, nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2020. Bộ sách gồm 3 quyển với các tựa đề Sự kỳ diệu của Mặt Trời, Sự kỳ diệu của Gió, Sự kỳ diệu của Nước. Mỗi quyển sách là tập hợp các kiến thức từ khái niệm đến nâng cao. Một số kiến thức chúng tôi xin tổng hợp xin giới thiệu đến quý thính giả. Tuổi hiện tại của vũ trụ là hơn 13 tỷ năm (tính theo năm trái đất), nó có nguồn gốc từ một vụ nổ kỳ dị. Vụ nổ lớn này (Big Bang) khiến cho vũ trụ chứa đầy các loại vật chất khác nhau, giãn nở theo các hướng khác nhau. Sau vụ nổ này, vật chất nguyên thủy phân bố rời rạc trong vũ trụ, dưới tác dụng của lực hấp dẫn, dần dần tiến gần lại nhau, co lại thành các hệ sao, dải Ngân Hà chính là một trong những hệ sao đó, vật chất trong dải ngân hà tạo nên rất nhiều hành tinh. Mặt Trời chính là một trong những hành tinh đó. Mặt Trời là quả cầu khí được tạo thành từ hơn chính 90 nguyên tố hóa học khác nhau, trong đó khí Hydro có hàm lượng nhiều nhất chiếm khoảng 71% khối lượng mặt trời, Heli chiếm khoảng 27%, Cacbon, Ni Tơ, Oxy và các nguyên tố kim loại chiếm khoảng 2%. Đại dương sông ngòi ao hồ sông băng…đều là những hình thức tồn tại khác nhau của nước trên bề mặt Trái đất. Chúng hình thành nên lớp thủy quyển trên bề mặt Trái đất. Có đến 96.7% tài nguyên nước được tích trữ trong đại dương, có khoảng 2% phân bố ở các núi băng và các dòng sông băng ở Nam Cực và Bắc Cực. Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc với chiều dài 5.464km, bởi cái tính năng mạnh mẽ, dữ dội của mình mà Hoàng Hà được biết đến với cái tên “Cái nôi của nền văn minh Trung Quốc”. Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dầy đặc với tổng lượng dòng chảy mặt nước hàng năm lên đến 830-840 tỷ m3, có 2.360 con sông, con kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km. Vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, quan điểm “Con người sẽ phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng trong tương lai gần” trở nên rất phổ biến. Một nữa thế kỷ trôi qua, nhưng lời dự đoán về khủng hoảng năng lượng lúc bấy giờ không trở thành hiện thực vì con người đã nổ lực hết sức để ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng bằng những thành tựu sau: - Những phát hiện mới đối với năng lượng truyển thống bao gồm than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên…khu vực Trung đông là khu vực có trữ lượng dầu mỏ cao nhất thế giới thì ở Nam Mỹ, Bắc Cực và dưới đáy biển của nhiều khu vực trên thế giới cũng đã phát hiện ra những mỏ dầu mới. Hơn nữa, ngoài những mỏ dầu, thì trong đá cũng chứa dầu thô (dầu đá phiến). Nhờ phát hiện ra dầu đá phiến, nước Mỹ đả từ quốc gia nhập khẩu dầu mỏ trở thành quốc gia xuất khẩu dầu mỏ. Đồng thời Nga và Trung Quốc cũng phát hiện các mỏ khí thiên nhiên với trữ lượng lên đến hàng trăm tỷ mét khối. Khí thiên nhiên đã trở thành một trong những nguồn năng lượng quan trọng. - Phát triển năng lượng mới. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, người ta đã phát hiện ra một số loại năng lượng mới khác với năng lượng truyền thống. Ở đáy biển, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại “băng” có thể đốt cháy. Nếu được khai thác thánh công thì sẽ có thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho con người. - Lợi dụng nguồn năng lượng tái sinh. Năng lượng tái sinh là những nguồn năng lượng chúng ta quen thuộc như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt…Một số khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thường là những nơi có nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời dồi dào. Phát triển điện gió và điện mặt trời ở những khu vực này, sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế địa phương, nâng cao đời sống của người dân. Ở ban công và nóc nhà có thể lắp pin năng lượng mặt trời hoặc máy nước nóng năng lượng phục vụ cho cuộc sống gia đình. Biển không chỉ cung cấp cho con người thức ăn hải sản ngon miệng mà còn chứa đựng nguồn năng lượng phong phú: gió, sóng, thủy triều đều có thể sử dụng để phát điện. Thực vật trên Trái đất thông qua quá trình quang hợp để trưởng thành. Cứ đến mùa thu, trong rừng có biết bao lá khô lá rụng, trên đồng ruộng có biết bao rơm rạ, vỏ trấu. Những thứ này được gọi là sinh khối, thường bị đốt cháy, không chỉ làm ô nhiễm mà còn gây lãng phí tài nguyên. Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách biến vật chất sinh khối này từ rác thải trở thành chất hữu ích ví dụ như cồn, dầu Diesel, xăng hàng không và các hóa chất khác. Kính thưa quý đọc giả, thông qua bộ sách này, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn trẻ biết tại sao cần phải phát triển nguồn năng lượng mới, thực trạng của việc phát triển và sử dụng năng lượng mới, trong tương lai chúng ta phải đối mặt với những vấn đề gì. Chúng tôi mong muốn rằng các bạn trẻ học tập được những kiến thức khoa học về năng lượng mới, từ nhỏ đã rèn được thói quen tiết kiệm năng lượng góp phần bảo vệ Trái Đất. Vì chúng ta chỉ có một trái đất mà thôi. Cuốn sách hiện có tại Thư viện – Trung tâm văn hóa – thể thao và truyền thanh quận Ninh kiều với số đăng ký cá biệt TL 2948;2949;2951 Phòng thiếu nhi. Kính mời quý bạn đọc đến tìm và đọc. Xin mời và trân trọng kính chào!