Giới thiệu sách tháng 8

Thứ hai - 31/07/2023 21:04 452 0
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã nhận ra rằng những trẻ hay đọc sách thì thường sẽ vượt trội trong học tập, nhưng tác dụng của đọc sách không chỉ dừng lại ở đó. Trẻ thường xuyên đọc sách ở nhà sẽ có khả năng kiểm soát bản thân và kĩ năng tư duy tốt hơn.
hình  bìa sách tháng 8
hình bìa sách tháng 8
      Chuyên mục Mỗi tuần một quyển sách tháng  8 xin kính chào quý thính giả, trong tuần đầu tháng 8 này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả một quyển sách của tác giả Pamela Paul – biên tập viên chuyên mục điểm sách của tờ New York Time với tựa đề “Dạy con đọc sách”, nhà xuất bản Dân Trí ấn hành năm 2022.
      Sách được chia làm năm phần:
- Phần Một: Đọc từ khi chào đời
- Phần Hai: Lớn lên thành người đọc
- Phần Ba: Người đọc ở độ tuổi dậy thì
- Phần Bốn: Người đọc suốt đời: Tuổi thiếu niên
- Phần Năm: Thêm nhiều cuốn sách hay: Theo chủ đề và độ tuổi của độc giả
        Mỗi phần sách là một chủ đề riêng biệt, từ khi từ trẻ thơ đến lúc trưởng thành, mỗi giai đoạn tác giả viết về thói quen đọc sách, tùy chọn những loại sách phù hợp theo từng lứa tuổi. Ở phần một “Đọc từ khi chào đời”, tác giả đã bắt đầu khuyên chúng ta bắt đầu cho trẻ nghe đọc sách từ khi trẻ 3 tháng tuổi, âm thanh từ giọng nói của cha mẹ chính là yếu tố quan trọng ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ, đó chính là những từ ngữ mà bạn nói thành lời và cả nhịp điệu trong từng câu văn. Bé sẽ cảm nhận được sự an ủi và kết nối khi được bạn ôm vào lòng hay khi có bạn ngồi bên cạnh. Bạn cũng sẽ cảm nhận được niềm vui khi bản thân được bé lắng nghe, và chính bé cũng có thể cảm nhận được niềm vui đó của bạn. Khi lắng nghe cha mẹ mình đọc sách, em bé không chỉ nhận thấy hoạt động này mang lại niềm vui mà còn có sự tham gia của tất cả các giác quan trên cơ thể: không chỉ là âm thanh phát ra từ giọng nói của cha mẹ mà còn là cảm giác khi lật giở từng trang sách, hình dáng, và cả khối lượng của cuốn sách, những hình ảnh minh họa sinh động. Trong vài tháng đầu đời, mắt của bé đảo quanh mổi khi được đọc sách cho nghe nhưng khi đến tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 10, bé có thể nắm bắt được một số hình ảnh của sách. Khi đó, bạn hãy chỉ vào những bức tranh mà bé hứng thú và giải thích thêm cho bé về hình ảnh ấy. Hãy nhớ rằng vào giai đọan này, bạn không cần phải nhấn nhá quá nhiều vào từ ngữ cụ thể trên trang sách.
            Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã nhận ra rằng những trẻ hay đọc sách thì thường sẽ vượt trội trong học tập, nhưng tác dụng của đọc sách không chỉ dừng lại ở đó. Trẻ thường xuyên đọc sách ở nhà sẽ có khả năng kiểm soát bản thân và kĩ năng tư duy tốt hơn – là những kĩ năng giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và thích nghi với thế giới xung quanh tốt hơn. Kiểm soát tính bốc đồng, tập trung, đặt ra mục tiêu và tìm cách đạt được những mục tiêu đó. Việc bạn cũng tham gia vào quãng thời gian đọc sách của con – xác định ngay từ đầu rằng bạn đang nuôi dạy con trở thành một người đọc sách – có nghĩa là bạn đang giúp bé trở thành người nắm giữ vận mệnh của chính bản thân bé.
         Ở từng giai đoạn phát triển của trẻ được phân chia trong cuốn sách chính là  mục tiêu lớn nhất là chúng tôi đều hy vọng có thể biến sách trở thành niềm an ủi sự công nhận và nguồn cảm hứng cho các bạn không chỉ với tư cách là những bậc phụ huynh mà còn là ở vị trí một người đọc. Chúng tôi đều mong muốn giúp các bạn nuôi dưỡng tình yêu và sự trân trọng đối với sách và văn học mà bản thân các bạn đã cảm nhận từ lâu. Về phần mình, chúng tôi đã giành quãng thời gian khá dài để tập hợp những bí quyết và ý tưởng hữu dụng nhất, đặc biệt là những gợi ý hay cho các cuốn sách. Dù bạn chọn đọc cuốn sách này của chúng tôi khi bạn sắp thành cha mẹ hay đã là những vị phụ huynh đầy kinh nghiệm, là ông bà, là giáo viên hay là những người trông trẻ thì chúng tôi đều mong bạn có thể rút ra được từ cuốn sách này những ý tưởng, niềm cảm hứng, sự khuyến khích và có thể là cả niềm an ủi nữa. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ nghiền ngẫm lại cuốn sách nhiều lần để cảm thấy an tâm hơn hay gợi nhớ lại một điều gì đó, hoặc đọc tới chương tiếp theo khi con bạn chuyển sang giai đoạn trưởng thành tiếp theo trên hành trình đọc sách của mình. Trên tất cả, chúng tôi mong rằng một ngày nào đó con của bạn sẽ cầm cuốn sách này lên đọc với sự công nhận và biết ơn. Và thậm chí các con của bạn sẽ muốn giữ cuốn sách này đề chia sẻ lại cho các con của mình. Tất cả chúng ta đều yêu thích cảm giác khi nhớ về niềm vui, sự phấn khích khi được chiêm ngưỡng thế giới ngôn từ và từ đó cả một thế giới kì ảo mở rộng ra ngay trước mắt mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
CẤP THẺ BẠN ĐỌC
GIA HẠN SÁCH
CHỦ TÍCH HỒ CHÍ MINH - SÁNG MÃI TÊN NGƯỜI
KHO SÁCH ĐIỆN TỬ - EBOOK
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA
BÀI BÁO - TẠP CHÍ SỐ HÓA SỐ HÓA VỀ CẦN THƠ
Tập Thông tin Chuyên đề
THÔNG TIN DU LỊCH VIỆT NAM
THÔNG TIN KINH TẾ ĐBSCL
THÔNG TIN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
PHÁT THANH: VĂN HÓA ĐỌC VÀ CUỘC SỐNG
CÙNG BẠN ĐỌC SÁCH: TRUYỀN CẢM HỨNG, KẾT NỐI VÀ LAN TỎA TRI THỨC
Let's Read - Asia’s free digital library for children
CSDL TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BẢN TIN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TP. CẦN THƠ
ẤN PHẨM XUÂN CẦN THƠ
Trung tâm kết nối Tri thức số
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây